Bàn thờ xung với cửa là như thế nào, hóa giải ra sao?

BÀN THỜ XUNG VỚI CỬA LÀ NHƯ THẾ NÀO? CÁCH HÓA GIẢI?

Bàn thờ là một vật phẩm vô cùng thiêng liêng và được coi là linh hồn của mỗi gia đình Việt bởi lẽ bàn thờ là nơi thờ cúng rất trang nghiêm cũng là cầu nối mà con cháu tưởng nhớ, biết ơn ông bà và tổ tiên. Chính vì thế mà phong thủy của bàn thờ luôn được rất nhiều người quan tâm. Nếu gia chủ đặt vị trí bàn thờ không đúng sẽ dẫn tới việc mạo phạm tới tổ tiên, đặc biệt là việc đặt bàn thờ xung với cửa là một điều không nên và dường như còn là cấm kỵ bởi nó phạm phải phong thủy xấu, ảnh hưởng không tốt tới gia đình. Bàn thờ xung với cửa là như thế nào? Cách hóa giải, cách xử lý bàn thờ không được hướng? Có nên hay không và một số vị trí không nên đặt bàn thờ mà bạn nên biết sẽ được Gốm Sứ Bát Tràng News giải đáp ngay sau đây. Mời các bạn theo dõi nhé!

Bàn thờ xung với cửa là như thế nào

Nội Dung Chính Bài Viết

    Bàn thờ xung với cửa là như thế nào?

    Bàn thờ xung với cửa là một hành động phạm phải một trong những điều cấm kỵ trong phong thủy, liệu bạn đã hiểu rõ vấn đề này chưa?

    Bàn thờ xung với cửa tức là gia chủ thiết kế bàn thờ đặt đối diện với cửa ra vào. Đây là một trong những điều tối kỵ trong phong thủy, không cho phép thiết kế mặt trước và hai bên của bàn thờ đối diện với cửa ra vào.

    Bàn thờ không được đặt đối diện với cửa chính, cửa phòng ngủ, cửa nhà vệ sinh, hay cửa bếp là mặc định. Chính vì vậy nếu không muốn gia đình có chuyện không may, xui xẻo, không thành công trong kinh doanh cũng như cuộc sống thì gia chủ tuyệt đối không nên đặt bàn thờ xung với cửa.

    Bàn thờ xung với cửa

    Cách hóa giải bàn thờ xung với cửa

    Nếu gia chủ lỡ đặt bàn thờ xung với cửa hoặc với một lý do nào đó mà không thể dịch chuyển bàn thờ thì gia chủ cũng có thể hóa giải bàn thờ xung với cửa. Sau đây Gốm Sứ Bát Tràng News xin gợi ý gia chủ một số cách hóa giải bàn thờ xung với cửa, gia chủ hãy làm theo những cách dưới đây nhé:

    • Sử dụng thêm cây xanh cho không gian thờ cúng: Để làm giảm sự xung sát của luồng khí xấu đi thẳng từ cửa vào bàn thờ thì gia chủ nên đặt một cây xanh gần cửa ra vào. Cây xanh có tác dụng điều hòa không khí cân bằng trong không gian thờ cúng của gia đình.

    Bàn thờ xung với cửa 2

    • Gia chủ có thể sử dụng vách ngăn để phân biệt rõ không gian thờ cúng và các không gian còn lại. Sử dụng vách ngăn để tạo cho bàn thờ không gian riêng. Ngoài ra, gia chủ đồng thời treo thêm tấm rèm thoáng ở mặt trước ban thờ để tạo sự kín đáo và chặn được luồng khí từ ngoài vào, tránh xộc thẳng vào bàn thờ nhé! Tuy nhiên, rèm che mà gia chủ dùng thì phải được làm bằng chất liệu vải vải hoặc rèm mành để tạo nên sự yên tĩnh của không gian thờ cúng.

     Bàn thờ xung với cửa rèm cửa

    • Gia chủ cũng có thể sử dụng bình phong là một cách hữu hiệu để che chắn bàn thờ. Bình phong làm cho luồng khí di chuyển chậm lại để đạt được hiệu quả như trên. Lưu ý khi chọn bình phong gia chủ nên chọn loại bình phong gốm sứ có tông màu trầm ấm. Những tông màu này phù hợp với không gian thờ cúng. Bạn không nên dùng bình phong có hoa văn loè loẹt sặc sỡ không phù hợp với những chốn linh thiêng.

    Bàn thờ xung với cửa

    Các vị trí cấm kỵ khi đặt bàn thờ

    Theo quan niệm phong thủy, 4 vị trí dưới đây mà Gốm Sứ Bát Tràng News gợi ý thì các bạn nên lưu lại để áp dụng khi đặt bàn thờ sao cho đúng phong thủy nhé:

    1.Bàn thờ đặt đối diện với cổng hoặc cửa chính của nhà

    Đây là vị trí bàn thờ xung với cửa cấm kỵ nhất trong phong thủy, gia chủ mà không nắm được điều này thì vô cùng thiệt thòi. Bởi lẽ đặt bàn thờ đối diện với cổng hoặc cửa chính của ngôi nhà, khi có gió thổi vào sẽ mang theo trực tiếp những sát khí vào ngôi nhà, đồng thời gió đó sẽ hướng thẳng vào bàn thờ tổ tiên. Cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của bàn thờ. Không những thế, những cơn gió thổi trực tiếp vào bàn thờ sẽ khiến linh khí không được hội tụ, mọi lời câu may của gia chủ đều không được thần linh chứng giám.

    Bàn thờ xung với cửa 5

    2.Bàn thờ đặt đối diện với cửa nhà tắm, nhà vệ sinh

    Đây được coi là 2 không gian ẩn chứa nhiều vi khuẩn nhất trong ngôi nhà. Ngược lại bàn thờ là nơi tôn nghiêm, yêu cầu sự sạch sẽ tuyệt đối. Chính vì thế đây là hướng đặt bàn thờ xung khắc mà gia chủ cần lưu ý.

    Bàn thờ xung với cửa 6

    3.Bàn thờ đặt đối diện với cửa nhà bếp

    Cũng giống như các không gian kể trên, nhà bếp là nơi diễn ra các hoạt động nấu nướng, ăn uống của cả gia đình, rất bừa bộn và lộn xộn. Còn bàn thờ là nơi cần có sự yên tĩnh. Do vậy, đây cũng là điều cấm kỵ trong việc đặt hướng bàn thờ bạn nhé!

    Bàn thờ xung với cửa 8

    4.Bàn thờ đặt đối diện với cửa phòng ngủ

    Đây cũng là một hướng kỵ nữa khi phòng ngủ là chốn riêng tư, diễn ra những hoạt động mang tính cá nhân và thầm kín. Do vậy, không được đặt bàn thờ xung với cửa phòng ngủ để tránh thất lễ, bất kính với ông, bà tổ tiên.

    Bàn thờ xung với cửa 9

    Quý khách có nhu cầu tư vấn đồ thờ Bát Tràng xin liên hệ 0944834923.

    Vậy là Gốm Sứ Bát Tràng News đã giải đáp cho bạn các câu hỏi như “Bàn thờ xung với cửa là như thế nào? Cách hóa giải?” rồi đấy. Hy vọng qua bài viết này, gia chủ có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong phong thủy bàn thờ nhé!

    Ngày đăng:  04:01:35 - 11/12/2019 3156 lượt xem

    Bài viết liên quan

    Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

    Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

    Giá bộ đồ thờ cúng bàng sứ phụ thuộc vào loại sản phẩm và số lượng bạn mua. Mỗi bộ đồ thờ cúng lại bao ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của ...

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến ...

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé ...

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những ...

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

    Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

    Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


    Bình luận bài viết