Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên hay không

Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên hay không? Đây là câu hỏi của rất nhiều quý khách hàng gửi đến Gốm Sứ Bát Tràng News trong thời gian qua. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn thông tin hữu ích bao lâu thì nên lau dọn bộ đồ thờ một lần và cách vệ sinh bàn thờ để không bị động tài, tán lộc.

Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên và cách vệ sinh bàn thờ

Cách vệ sinh bàn thờ chuẩn nhất gồm những bước gì?

 

Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên

Bàn thờ là nơi thiêng liêng nhất trong căn nhà và mang lại may mắn cho gia chủ theo văn hóa tâm linh của người phương Đông. Do vậy, vệ sinh bàn thờ cũng như bộ đồ thờ cúng không phải là việc đơn giản nếu bạn không hiểu rõ cách làm. Vì vậy dọn dẹp bàn thờ đúng cách là việc hết sức quan trọng mà ai cũng nên biết.

Vậy bao lâu thì nên lau chùi bàn thờ một lần, có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên hay không? Theo các nhà tâm linh thì khoảng 2 đến 3 tháng hãy lau chùi bàn thờ một lần. Đặc biệt không lau chùi tổng thể bàn thờ như dịp cuối năm mà chỉ cần bao sái bàn thờ thôi.

Vậy bao sái là gì? Có thể có nhiều bạn trẻ sẽ không biết thuật ngữ trên. Bao sái là cách nói nhà Phật về việc vệ sinh bát hương vào các dịp cuối năm và 23 hàng tháng. Tiếp theo, chúng ta không nên lau dọn thường xuyên bàn thờ vì khu vực đặt bát hương rất cần tụ khí.

Theo ý nghĩa thâm linh, nếu đụng chạm liên tục thì không hề tốt chút nào, và có thể xê dịch vị trí đặt bát hương là điều tối kị trong thờ cúng. Còn bình thường khi thắp hương, chúng ta chỉ nên vệ sinh bàn thờ cho sạch sẽ, không để màng nhện hoặc bụi bẩn dầy đặc trên đồ thờ cúng và bàn thờ là được.

 có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên 2

Những thông tin cần biết khi lau dọn bàn thờ

» xem thêm: Cách thay bóng đèn xông tinh dầu nhanh và đơn giản 

Cách vệ sinh bàn thờ

Để vệ sinh bàn thờ một cách chuẩn mực chúng ta nên cần thận làm theo các bước sau và lưu ý những điều tối kị khi vệ sinh bàn thờ.

Theo Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho biết, trước khi vệ sinh bàn thờ, người bao sái cần tắm rửa sạch sẽ và dịp này chỉ nên lau sạch bộ đồ thờ cúng trên bàn thờ như chân nến, đèn thờ và không làm tổng thể như dịp tết. Và lưu ý không được di chuyển bát hương vì gia tiên sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu.

Việc lau chùi bàn thờ, bạn không nên dùng nước lã để vệ sinh mà nên dùng nước bao sái bàn thờ. Nước bao sái bàn thờ là loại nước gồm 5 loại thảo dược pha trộn lẫn nhau gồm: đinh hương, quế, hồi, bạch đàn, gỗ vang. Hoặc nếu bạn không có thì có thể dùng rượu pha lẫn với vài nát gừng để tẩy uế và làm sạch đồ thờ cúng.

Để bào chế nước bao sái bàn thờ bạn cho 5 loại thảo dược trên hòa lẫn với 1,5 lít nước, rồi đun sôi cho kỹ. Sau đó để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bộ đồ thờ cúng và bàn thờ. Bạn có thể tùy chỉnh công thức pha chế nước bao sái trên sao cho phù hợp với kích cỡ bàn thờ và diện tích lau chùi để hợp lý nhất.

Nếu muốn mùi thơm hơn thì có thể tăng thêm nguyên liệu hoặc đun lâu hơn cho nước đặc hơn. Việc bao sái bàn thờ không nhất thiết phải gia chủ làm mà ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên nên làm cẩn thận và tỉ mỉ để tránh vỡ đồ thờ cúng và các vật dụng khác bày trên bàn thờ. 

» Xem thêm: Bộ đồ thờ Bát Tràng đầy đủ cần những gì?

Một thông tin thú vị nữa về việc trong khi lau dọn bát hương mà rất nhiều người quan tâm. Đó là theo nhà nghiên cứu tại Viện Phật học, có người cho rặng việc chặt chân bát hương khi bát hương đầy sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ.

Nhưng cũng có ý nghĩa trái chiều đó là phải rút sạch chân hương, bao sái sạch sẽ để bát hương không che mắt thần linh, gia tiên thì mới phù hộ được cho con cháu. Còn theo các chuyên gia tâm linh thì lại cho rằng việc tỉa chân hương có thể làm thường xuyên vào dịp cuối tháng để bàn thờ luôn sạch sẽ và tránh hỏa hoạn.

Sau khi dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ sẽ đến bước đặt lại đồ thờ cúng lên bàn thờ. Để chu đáo nhất trước khi đặt đồ thờ lên bàn thờ, các bạn nên dùng 7 tờ tiền vàng đốt rồi hơ 4 phía của bàn thờ như trên dưới trái phải. Sau khi đặt đồ thờ lên bàn thờ, chúng ta sẽ thắp 3 nén hương và vái lậy lần nữa.

Nếu quý khách cẩn thận hơn, có thể làm lễ khai quang bằng cách đốt tiếp 7 tờ tiền vàng và hơ 4 hướng của bàn thờ như ở trên. Tiếp theo đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để khai quang làm sạch tại các vị trí đặt bài vị, bát hương, sau đó mới đặt đồ thờ cúng vào đúng chỗ.

Tổng cộng chúng ta sẽ đốt tất cả 21 tờ tiền vàng trước và sau khi đặt bộ đồ thờ lên bàn thờ vào đúng vị trí.

cách lau dọn bàn thờ

Lau dọn bàn thờ không phải là việc đơn giản

Bước cuối cùng, bạn có thể làm theo hoặc tham khảo. Đó là bạn cắm 12 que hương theo hướng thời gian như sau:

Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h với ý nghĩa mỗi năm đều là năm tốt và khi cắm thì đọc "niên niên thị hảo niên".

Que thứ hai cắm ở vị trí 2h với ý nghĩa mỗi tháng đều là tháng tốt và khi cắm đọc "nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt".

Que thứ ba cắm ở vị trí 3h với ý nghĩa mỗi ngày đều là ngày tốt và khi cắm đọc "nhật nhật thị hảo nhật".

Que thứ tư cắm ở vị trí 4h với ý nghĩa mỗi giờ đều là giờ tốt và khi cắm đọc "thời thời vị hảo thời".

Cứ như vậy cho đến khi cắm hết 12 que hương.

Trên đây là một số thông tin mang tính chất tham khảo theo lý thuyết kiến thức tâm linh, bạn có thể không nhất thiết phải làm theo như vậy. Nhưng các bạn nên biết cách vệ sinh bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng trên bàn thờ để không phạm vào các đại kị. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, mong rằng quý khách đã có thêm nhiều thông tin cần thiết về câu hỏi Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên hay không.

Ngày đăng:  08:48:05 - 27/08/2018 4847 lượt xem

Sản phẩm tham khảo

Bài viết liên quan

Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

Giá bộ đồ thờ cúng bàng sứ phụ thuộc vào loại sản phẩm và số lượng bạn mua. Mỗi bộ đồ thờ cúng lại bao ...

Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của ...

Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến ...

Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé ...

Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những ...

Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn ...

Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


Bình luận bài viết