Lễ nhập trạch nhà chung cư gồm những thủ tục thờ cúng nào

Lễ nhập trạch nhà chung cư thường có 3 khâu chính phải làm đó là chuẩn bị lễ vật, thi hành nghi lễ và đọc văn khấn. Đây là một nghi lễ tâm linh rất quan trọng khi bạn chuyển sang ở nhà mới, với mong muốn có một cuộc sống bình an, hạnh phúc, và tài lộc. Ngày hôm nay, Gốm sứ Bát Tràng News sẽ tư vấn từng bước để chuẩn bị tốt cho thủ tục nhập trạch nhà chung cư nhé.

Chuẩn bị lễ nhập trạch một cách chu đáo, cẩn thận

lễ nhập trạch nhà chung cư

Mẫu mâm ngũ quả cho lễ nhập trạch

Tùy vào từng vùng miền cũng như điều kiện gia đình mà lễ nhập trạch nhà chung cư sẽ khác nhau. Trên thực tế, các gia đình ngày nay thường lược bỏ bớt các đồ cúng để lễ nhập trạch không quá cầu kỳ, không lãng phí mà vãn giữ được nét truyền thống từ trước của ông cha. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về 2 cách chuẩn bị lễ nhập trạch nhà chung cư để bạn có thể chọn sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình nhất:

  • Lễ nhập trạch đầy đủ bảo gồm: một mâm cúng giữa nhà, mâm cúng thần tài và mâm cúng táo quân.

- Mâm cúng giữa nhà cần có trái cây, hoa ly, hương (nhang) thơm, đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, nồi xông, trầm hương, xôi, chè, cháo, bánh kẹo, tâm sen, heo sữa quay (trọng lượng từ 3,2kg – 4kg) và bánh hỏi. 

- Mâm cúng thần tài bao gồm: trái cây, hoa cúc kim cương, nhang (hương), rượu, giấy cúng, thịt heo quay và bánh bao. 

- Và mâm cúng táo quân gồm: trái cây, hoa cúc, nhang (hương), đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, xôi, chè, chả giò và bánh chưng. 

  • Lễ nhập trạch rút gọn được rất nhiều gia đình áp dụng hiện nay sẽ bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt

- Mâm ngũ quả thường có các loại quen thuộc để làm lễ cúng như: 1 nải chuối xanh, đu đủ, dưa hấu, táo, quất, cam, quít, na, lê, nho, ớt … với ý nghĩa về một cuộc sống sung túc, no đủ và hạnh phúc. Các bạn nên chọn hoa quả tươi và to đẹp là tốt nhất, tránh các trái bầm dập sẽ không tốt cho tâm linh. Sau khi rửa sạch hoa quả, các bạn nên sắp xếp ngay ngắn sao cho đẹp mắt. Xem cách chuẩn bị chi tiết cho mâm ngũ quả phù hợp với 3 miền tại đây.

- Mâm hương hoa gồm có: 1 bình hoa tươi và các bạn nên chọn hoa Cúc nhé, 1 gói nhang, 1 cặp đèn dầu nếu không có bạn có thể mua 1 cặp nến đỏ cũng được, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và chuẩn bị 3 hũ đựng muối + gạo + nước trộn lẫn. 

- Mâm rượt thịt bao gồm: 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), 1 đĩa xôi, gà luộc nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc. Lưu ý: chuẩn bị đồ lễ bởi các số lẻ bởi theo phong thủy các số lẻ sẽ tượng trưng cho sự may mắn.

- Nếu có điều kiện thêm hoặc theo ý của thầy cúng bạn có thể chuẩn bị thêm đôi lọ lộc bình bát tràng, cùng bộ đồ thờ cúng để phòng khách hoặc phòng thờ, với ý nghĩa phong thủy như tăng vượng khí, sua đuổi tà ma, kích tài lộc, may mắn cho gia chủ.

lọ lộc bình làm lễ nhập trạch nhà mới 

Mẫu lọ lộc bình tứ cảnh khách hàng hay sử dụng khi làm lễ nhập trạch nhà mới

thủ tục nhập trạch nhà chung cư

Lọ lộc bình Đức Phúc 2 bên ban thờ làm lễ nhập trạch

(Nguồn: khách hàng mua lọ lộc bình tại Bát Tràng News cung cấp)

Trên đây là 2 cách chuẩn bị lễ nhập trạch, các bạn có thể tham khảo để chọn lựa theo hoàn cảnh và điệu kiện gia đình nhà mình.

Các bước thực hiện nghi lễ nhập trạch

Theo quan niệm dân gian làm lễ nhập trạch vào nhà mới cũng như lễ nhập trạch nhà chung cư, bạn nên chọn ngày tốt hợp tuổi với gia chủ với mong muốn đem lại may mắn, làm ăn phát đạt, công danh nở rộ, gia đình bình an. Nếu cẩn thận hơn, hoặc gặp trường hợp không mong muốn như không hợp tuổi hay gia chủ đang mang thai, bạn có thể nhờ người hợp tuổi. Cụ thể, nghi lễ nhập trạch sẽ thực hiện tuần tự theo các bước sau:

- Trước khi làm lễ, gia chủ cần chuẩn bị 1 chiếc chiếu, một bếp lửa thường là bếp ga du lịch hoặc bếp gas sử dụng trong phòng bếp cũng được, một cái chổi mới, và lễ vật chuẩn bị ở bước trên. Những thành viên khác sẽ mang tiền lẻ và đi theo vào sau.

- Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Trong lúc chờ đợi đến giờ làm lễ, mọi người đều phải ra khỏi nhà và khóa cửa lại chờ đến đúng giờ thì gia chủ (hoặc người hợp tuổi) sẽ mở cửa và là người bước chân vào nhà đầu tiên. Đích thân gia chủ sẽ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư hương để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng. Có nhiều nơi và vùng miền sẽ chuẩn bị thêm 1 cây đuốc nhỏ, châm lửa rồi đi sua đuốc các phòng trong căn hộ, cả ban công để nhằm mục đích sua đuổi ta ma ra khỏi nhà, cầu bình an cho mọi thành viên trong gia đình.

- Sau khi thắp hương xong, đến phần đọc văn khấn. Văn khấn Thần linh sẽ được đọc trước và sau đó gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên. 2 phần văn khấn này các bạn có thể tham khảo ở phần dưới bài viết. 

- Tiếp theo, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.

- Cuối cùng, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…

Văn khấn lễ nhập trạch chia ra làm 2 phần

Văn khấn lễ nhập trạch bao gồm 2 phần: là văn khấn thần linhvăn khấn cáo yết gia tiên.

  • Văn khấn thần linh:

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

  • Văn khấn cáo yết gia tiên:

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần).

3 điều lưu ý khi làm lễ nhập trạch dọn về nhà mới

Để lễ nhập trạch suôn sẻ và tránh những điều không may mắn đến với gia chủ, bạn nên lưu ý và kiêng kỵ một số điều sau đây: 

- Người cầm tinh con hổ nên nhờ tuổi để làm lễ và không nên tham gia vào việc dọn nhà.

- Nếu gia chủ là phụ nữ mang thai cũng nên nhờ tuổi để làm lễ nhập trạch và tuyệt đối không được phép dọn dẹp nhà cửa. 

- Nếu làm lễ nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt thì gia chủ nên ngủ qua đêm ở đó.

Trên đây là một vài gợi ý nhỏ để tham khảo, bạn không nhất thiết phải làm theo y như trên. Nhưng nó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn khi làm lễ nhập trạch nhà trung cưGốm sứ Bát Tràng News mong rằng với các thông tin hữu ích này, bạn có thể tự tin để tự mình làm lễ khi chuyển đến nơi ở mới.

Ngày đăng:  08:12:45 - 10/04/2018 3096 lượt xem

Bài viết liên quan

Thủ tục lễ nhập trạch nhà chung cư có cúng chúng sinh không?

Thủ tục lễ nhập trạch nhà chung cư có cúng chúng sinh không?

Nhập trạch về nhà mới là một thủ tục rất quan trọng kể cả nhà bạn là nhà chung cư hay nhà đất nền. Có rất ...

Cuốn thư là gì, ý nghĩa trong văn hóa tâm linh thờ cúng

Cuốn thư là gì, ý nghĩa trong văn hóa tâm linh thờ cúng

Cuốn thư là gì? Đó là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi được thấy trang trí rất nhiều ở ...

Ý nghĩa chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy

Ý nghĩa chữ Phúc Mãn Đường trong phong thủy

Phúc Mãn Đường là kiểu chữ Hán Việt được ghép lại từ chữ Phúc, chữ Mãn và chữ Đường. Mãn ...

Mâm ngũ quả tết gồm những quả gì trên ban thờ

Mâm ngũ quả tết gồm những quả gì trên ban thờ

Mâm ngũ quả gồm những gì đó là câu hỏi của nhiều gia đình trẻ để chuẩn bị cho những ngày Tết. Vậy chuẩn bị ...

Mệnh Thổ hợp màu gì nhất

Mệnh Thổ hợp màu gì nhất

Trong phong thủy người mệnh Thổ hợp với những người và vật thuộc mệnh Hỏa, Kim. Do đó thật dễ hiểu khi về màu ...

Mệnh Mộc hợp màu gì nhất

Mệnh Mộc hợp màu gì nhất

Người mệnh Mộc thường hợp với các màu xanh của nước như xanh lam, xanh nước biển hay xanh da trời. Vậy những màu ...

Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


Bình luận bài viết

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library '/opt/alt/php55/usr/lib64/php/modules/i360.so' - /opt/alt/php55/usr/lib64/php/modules/i360.so: cannot open shared object file: No such file or directory

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: