Bài văn khấn 100 ngày làm lễ cúng cho người mới mất

Như các bạn đã biết, văn hóa thờ cúng là tín ngưỡng vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Trong đó việc thờ cúng tổ tiên và những người đã mất chính là một nét văn hóa được gìn giữ lâu đời từ xưa đến nay. Việc thờ cúng, khấn bái 100 ngày cho người mới mất mang lại nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng. Cúng 100 ngày không chỉ giúp người mất được an nghỉ mà còn thể hiện lòng thành kín, hiếu đạo đến người mất nữa đấy. Dưới đây là bài viết về bài văn khấn 100 ngày cho người đã khuất sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News nhé.

VĂN KHẤN 100 NGÀY

Nội Dung Chính Bài Viết

    Ý nghĩa của việc cúng 100 ngày cho người mới mất

    Liệu bạn có biết cúng 100 ngày cho người mới mất có nguồn gốc xuất phát từ tín ngưỡng của Trung hoa cổ đại không ạ! Đây cũng là một trong 6 bước lễ năm của người mới mất mà bắt buộc các gia đình phải làm.

    Lễ cúng 100 ngày cho người mới mất được các gia đình thực hiện với mục đích chính đó là nhờ vào sức chú nguyện của chư Tăng Ni tiếp thêm phước phần cho người đã khuất. Chính vì điều đó mà linh hồn của họ sẽ nhanh chóng được siêu thoát lên thiên đàng. Đây cũng được coi như là bữa cơm cuối cùng mà gia đình mà gia đình dành cho người mới mất trước khi họ được siêu thoát và đầu thai.

    VĂN KHẤN 100 NGÀY - ý nghĩa

    Gia chủ cần chuẩn bị gì cho bài cúng 100 ngày người mới mất

    Tùy theo phong tục của từng vùng miền, văn hóa tín ngưỡng của các nơi mà việc chuẩn bị mâm lễ cúng 100 ngày cho người mới mất sẽ khác nhau. Tuy nhiên, gia chủ luôn cần chuẩn bị tươm tất và đủ đầy sao cho phù hợp nhất.

    Thế nhưng, dù ở vùng miền nào, thì các lễ vật cần sử dụng bắt buộc phải có là cúng là đồ chay, hương, hoa tương, bánh, sữa và trái cây tươi …. Đây là những lễ vật để thực hiện lễ cúng 100 ngày cho người mới mất thường được sử dụng nhất.

    Cùng với đó, gia chủ nên chuẩn bị một vài loại tiền âm phủ với các mệnh giá khác nhau để người mới mất làm lộ phí đi đường kết thúc 100 ngày nhé. Ngoài ra, gia chủ và những thành viên trong gia đình cũng nên chuẩn bị những món ăn ngon mà người đã khuất yêu thích khi còn sống để bày biện lên bàn thờ khi cúng. 

    Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng kinh tế của mỗi gia đình thì lễ cúng 100 ngày cũng không nhất thiết phải chuẩn bị sang trọng, phô trương quá. Tóm lại gia chủ chỉ cần cúng đĩa muối lưng cơm, nhà ăn gì thì có thể cúng cái đó là hợp lý.

    bài cúng 100 NGÀY

    Văn khấn 100 ngày đúng chuẩn mà bạn nên biết

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

    Hôm nay là ngày …. Tháng …. năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

    Tại (địa chỉ):………………………

    Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

    Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

    Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

    Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

    Xin kính cẩn trình thưa rằng:

    Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

    Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

    Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

    Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

    Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

    Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

    Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

    Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

    Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

    Xin mời:

    Hiển……………………………

    Hiển……………………………

    Hiển……………………………

    Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

    Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Vậy là Gốm Sứ Bát Tràng News đã giải đáp cho bạn văn khấn 100 ngày cho người mới mất đúng chuẩn nhất. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi thì bạn có thể nắm rõ hơn được phong tục cúng 100 ngày tốt đẹp của người Việt Nam dành cho người đã khuất nhé.

    Ngày đăng:  03:24:15 - 08/01/2020 11470 lượt xem

    Bài viết liên quan

    Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

    Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

    Giá bộ đồ thờ cúng bàng sứ phụ thuộc vào loại sản phẩm và số lượng bạn mua. Mỗi bộ đồ thờ cúng lại bao ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của ...

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến ...

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé ...

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những ...

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

    Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

    Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


    Bình luận bài viết