Cách bỏ bát hương cũ, thay bát hương và xử lý bàn thờ cũ nên biết
Mỗi khi chuyển nhà mới hoặc thay bát hương mới, đa phần chúng ta thường xử lý bát hương cũ bằng cách thả trôi sông với tâm lý mong muốn mát mẻ. Nhưng làm vậy chưa hẳn đã phải là tốt nhất, chính vì vậy bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách bỏ bát hương cũ và xử lý bàn thờ cũ như thế nào.
Nên xử lý bát hương cũ và bàn thờ cũ như thế nào?
Nội Dung Chính Bài Viết
Cách bỏ bát hương cũ
Thay bát hương là một việc tốt và nên làm mỗi khi chúng ta chuyển về nơi ở mới hoặc chuyển văn phòng, kinh doanh nhà hàng. Nhưng ít người hiểu đúng và đủ về thông tin bỏ bát hương cũ, cũng như thủ tục thay bát hương mới.
Bát hương đa phần làm bằng sứ nên bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến bát hương bằng sứ.
Từ xa xưa, người ta quan niệm rằng : thay bát hương cũ thường có 3 cách làm đó là thả trôi sông, hay mang lên chùa gửi hoặc bỏ ở dưới các gốc cây lớn.
Trên thực tế chưa có điều gì chứng minh việc bỏ bát hương cũ thế nào là đúng chuẩn và đúng tâm linh.
Vì vậy với 3 cách làm truyền miệng trên có vẻ như chưa đúng cách và hợp lý nhất. Bởi nếu thả trôi sông có thể mang đến ý nghĩa tâm linh mát mẻ nhưng sét cho cùng đâu phải khúc sông nào cũng sạch sẽ đâu. Nếu bị dơ bẩn có thể phạm đến thần linh. Do vậy cách làm này không ổn cho lắm.
Còn cách bỏ bát hương cũ để vào gốc cây cũng không khả quan cho lắm vì mất mỹ quan và ô nhuế.
Cách còn lại là mang lên chùa thì cũng không thể chùa nào chứa hết được.
Vậy cách thay bát hương cũ nào là tối ưu nhất ? Theo như các đại sư lâu năm trên chùa thì việc thay bát hương cũ bằng bát hương mới đã là thể hiện lòng thành kính của con cháu, chính vì vậy không nên phức tạp quá vấn đề này. Cách bỏ bát hương cũ tốt nhất đó là nên đập nhỏ ra rồi mang đi chôn cất dưới đất.
Đây là cách làm được đánh giá là tốt nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường, tuân theo quy luật tất yếu “tất cả rồi cũng về với cát bụi”.
Viêc cách làm này có thể áp dụng cho hầu hết các loại bát hương trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài…
Thủ tục thay bát hương mới
Trước khi làm thủ tục thay bát hương mới, các bạn cần vệ sinh sạch sẽ bát hương với rượu hoặc nước lá bưởi trước khi đặt lên bàn thờ.
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi, chúng ta lấy vài chân nhang từ bát hương cũ cắm vào bát hương mới.
Chính gia chủ là người bốc bát hương cho gia đình là được, không nhất thiết phải mời thầy về bốc bát hương. Lưu ý nên ăn mặc sạch sẽ để thể hiện sự thành kính với thần linh, tổ tiên.
Cụ thể chi tiết các bước bốc bát hương xem ngay tại đây.
Đối với các loại bát hương bằng kim loại hoặc bằng chất liệu không thể đập vỡ như đồng, các bạn có thể mang lên chùa gửi các sư để đốt nung đúc chuông, đúc tượng.
» Xem thêm: Tổng hợp các mẫu bát hương Bát Tràng đẹp nhất hiện nay
Cách bỏ bàn thờ cũ
Việc thay bàn thờ cũ có thể rất ít khi thấy đối với bàn thờ gia tiên, nhưng lại rất hay gặp đối với việc xử lý cách bỏ bàn thờ thần tài, hoặc bàn thờ treo tường cỡ nhỏ.
Thủ tục thay bàn thờ cũ có thể làm khi chúng ta muốn trang trí lại không gian thờ cúng bằng cách thay bàn thờ mới đẹp hơn, để thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu với người đã khuất hoặc chuyển về nhà mới có không gian thờ rộng hơn nên cần bàn thờ mới kích thước lớn hơn.
Vậy xử lý bàn thờ cũ như thế nào? Để thay bàn thờ cũ theo đúng chuẩn ngũ hành phong thuỷ, chúng ta sẽ đốt bàn thờ cũ. Bởi bàn thờ theo ngũ hành là thuộc hành mộc, sẽ trở thành hành thổ (đốt thành tro), bởi ngũ hành hỏa là lửa. Sau đó chôn xuống đất hoặc lấy tro làm tro bát hương.
» Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ bán đồ thờ cúng bằng sứ Bát Tràng hàng đẹp giá tốt
Có nên sử dụng lại bàn thờ cũ hay không
Có rất nhiều người băn khoăn không biết có nên sử dụng lại bàn thờ cũ khi chuyển về nhà mới hay không. Thực ra sử dụng bàn thờ cũ hoặc tủ thờ cũ tại nhà mới cũng không vấn đề gì nếu theo ý nghĩa tâm linh.
Nhưng trên thực tế, rất ít người sử dụng lại bàn thờ cũ bởi các lý do sau:
- Ngoại hình cũ, có thể mối mọt, không còn đẹp nữa.
- Kích thước không phù hợp với không gian thờ hiện tại: có thể là nhỏ hơn so với nơi thờ cúng mới.
- Dọn về nhà mới chúng ta nên sắm bàn thờ mới vì cũng là thể hiện lòng thành kính với tổ tiên khi cho các cụ, thần linh có một ngôi nhà mới, nơi thờ mới đẹp hơn, khang trang hơn.
Còn nếu bàn thờ cũ nhà bạn làm bằng gỗ đắt tiền, và kích thước cũng phù hợp với diện tích thờ cúng nhà mới thì nên giữ lại để được lợi về mặt kinh tế. Nhưng lưu ý trong quá trình vận chuyển, cố gắng giữ cho bàn thờ không bị sứt mẻ, hỏng hóc không còn nguyên vẹn. Vì trong tâm linh bao giờ chúng ta cũng muốn lành lặn hơn.
Có nên mua các sản phẩm thờ cúng cũ
Đối với đồ thờ cúng bằng sứ và bàn thờ cũ theo tâm linh thì không nên dùng lại của gia chủ nhà khác. Vì mỗi người, mỗi gia đình nên thờ riêng một bộ đồ thờ và bàn thờ.
Tuy nhiên đối với anh em trong nhà thì có thể dùng được bởi vì đều thờ cùng tổ tiên nhà mình.
Đối với các loại bàn thờ cũ, đồ thờ cũ chúng ta chỉ nên dùng để trưng bày trang trí, không nên đem về thờ cúng tổ tiên.
Đặc biệt đối với đồ thờ bằng đồng: được mông má đánh sáng lại như mới nên các bạn chú ý mua ở những nơi uy tín, tránh mua hàng cũ, hàng kém chất lượng.
Xử lý bàn thờ thần tài của chủ cũ
Khi chúng ta kinh doanh thuê cửa hàng có thể rất hay bắt gặp bàn thờ thần tài của người thuê cũ để lại. Vậy nếu gặp trường hợp này thì bạn xử lý bàn thờ Thần tài cũ như thế nào.
Rất đơn giản, như chúng tôi nói ở trên các bạn có thể xử lý bằng cách chẻ nhỏ ra và đốt bàn thờ Thần Tài cũ đó. Tro đốt các bạn đem ra sông thả cho mát, và nên nhớ đừng bỏ túi ni lông xuống sông gây ôi nhiễm môi trường nhé.
Trên đây là một vài mẹo nhỏ về cách bỏ bát hương cũ và xử lý bàn thờ cũ đơn giản mà bạn nên biết và làm theo. Mong rằng những thông tin trên của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp ích được cho các bạn.
Bình luận bài viết