An vị bát hương là gì? Bài văn khấn lễ an vị bát hương đầy đủ chi tiết

Văn hóa thờ cúng, tín ngưỡng này đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang người khác và là một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Có rất nhiều gia đình vào dịp cuối năm hay vào một dịp nào đó của gia đình mà bắt buộc phải thay bát hương thì đều cần sử dụng đến văn khấn an vị bát hương. Vậy liệu bạn đã biết chính xác bài văn khấn an vị bát hương như thế nào mới đúng chưa? Gốm Sứ Bát Tràng News xin mời tất cả các bạn đọc cùng theo dõi chi tiết mẫu văn khấn này nhé.

văn khấn lễ an vị bát hương

Nội Dung Chính Bài Viết

    An vị bát hương là gì?

    Lễ an vị bát hương hay còn gọi là bái bạch thỉnh Thánh ứng lô Hương được giải thích nôm na là nghi thức đặt bát Hương lên bàn thờ. Đây là một phần công việc quan trọng và không thể thiếu trong các nghi lễ bốc và lập bát hương. 

    Trong bát hương nên đặt gì 

    Trong bát hương thường có bộ cốt thất bảo và 1 lá giấy ghi hiệu, kèm theo đó là tro bát hương. Ngoài ra để làm lễ an vị bát hương, các bạn nên chuẩn bị thêm nước rượu gừng và văn khấn an vị bát hương.

    yên vị bát hương - thất bảo 

    3 bước lập bát hương

    Người tiến hành lập bát hương phải là người có tâm hướng thiện, gia chủ cũng có thể tự làm được tại nhà. Tuy nhiên bạn nên nhờ người bốc bát hương cho nếu như chưa biết cách và sợ phạm vào đại kỵ. Cụ thể các bước lập bát hương như sau: 

    – Sái tịnh và thiết lô hương.

    – Lau sạch bát hương bằng nước rượu gừng, vừa lau vừa đọc thần chú làm sạch pháp giới : ÁN LAM XOA HA (7 lần).

    – Sau khi sái tịnh, đặt cốt bát hương vào và cho tro vào đầy miệng bát hương.

    an vị bát hương - chuẩn bị lễ

    Chuẩn bị đồ lễ an vị bát hương

    Tùy theo văn hóa mỗi vùng miền mà có những cách chuẩn bị cho lễ an vị bát hương khác nhau. Tuy nhiên đều có những vật phẩm sau đây:

    Gia chủ cần chuẩn bị một bát hương mới (có thể bằng đồng, sứ hoặc bất kỳ tùy theo gia chủ chọn, nhưng nên ưu tiên sử dụng bát hương bằng sứ)

    Cũng không thể thiếu bộ thất bảo và tờ dị hiệu bắt buộc phải có.

    Tiếp theo gia chủ cần chuẩn bị nồi nước gừng. Nước gừng là phổ biến nhất, tuy nhiên bạn cũng có thể dùng nước rượu gừng, vỏ bưởi cũng được

    Tất nhiên là không thể thiếu tro và cát lư hương.

    Những món đồ cần chuẩn bị mà Gốm Sứ Bát Tràng News liệt kê bên trên thì chúng ta đều có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa chuyên bán đồ cúng, trong sạp ở chợ là được.

    Ngoài ra thì gia chủ cũng nên chuẩn bị thêm một mâm lễ vật mặn hay ngọt để cho bài cúng an vị bát hương được hoàn hảo nhất. Tuỳ vào khả năng của gia chủ mà gia chủ có thể chuẩn bị những vật phẩm khác nhau, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là thành tâm trong cúng bái. Tuy nhiên gia chủ cũng đừng chuẩn bị mâm lễ quá sơ sài nhé.

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như Gốm Sứ Bát Tràng News đã kể trên thì chúng ta sẽ bắt tay vào bước chuẩn bị cho nghi lễ và bài cúng lễ an vị bát hương.

    bài văn khấn lễ an vị bát hương - chi tiết

    Văn khấn lễ an vị bát hương

    Gia chủ dùng một bát nước sạch ngũ vị hương, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xoa Ha trì thêm chú Cam Lồ Thủy vào nước. Rồi khấn: “Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, sa bà ha “(7 hay 9 lần)

    Sau đó dùng nước và khăn sạch lau bát hương và đọc án lam xóa ha (7-21 lần)

    Dùng chỉ ngũ sắc kết lại thành dây. Ngũ sắc là năm màu của ngũ hành: vàng, trắng, đen (hay xanh da trời), xanh lá cây, và đỏ. Dùng tẩy uế rồi vừa kết chỉ vừa trì Lục tự Đại Minh Thần Chú Án Ma Ni Bát Di Hồng.

    Sau khi bốc bát Hương lên bàn thờ, gia chủ thắp 3 nén hương cắm vào bát hương rồi bái bạch thỉnh Thánh ứng lô Hương như sau:

    “Con kính lạy Việt Nam Hoàng thiên hậu thổ, con kính lạy, Thổ Công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân – Thổ địa long mạch tôn thần- Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần. thần tài tiền vị.

    Hôm nay ngày…tháng… Năm …… Gia chủ con là …………………sinh năm………… hành canh … tuổi, thê ……… sinh năm ………… hành canh … tuổi, nam tử …. sinh năm …. hành canh … tuổi, nữ tử…….ngụ tại ngôi gia số ……………………… hôm nay ngày lành tháng tốt đệ tử xin lập bát hương phụng thờ chư vị tôn thần hoàng thiên hậu thổ, thổ công chúa đất , thần tài , ngũ phương chi thần vị tiền,bản đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, bản gia thổ địa long mạch tôn thần, bản gia ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần Tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử “

    Lời thỉnh Thánh ứng lô Hương:

    “Kính thỉnh ngài ngũ phương thổ công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất thần tài tiền vị, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân – Thổ địa long mạch tôn thần- Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, lai giám lô nhang (3 lần)”

    Lễ hoàn (lễ tạ)

    Có 2 trường hợp xảy ra sau 1 tuần hương:

    – Nếu hương đã cháy hết thì gia chủ đã có thể tiến hành tạ lễ. Chú ý, gia chủ nên thắp hương mỗi ngày theo các khoảng thời gian từ 3 ngày, 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày hay 100 ngày… tùy theo văn hóa thờ cũng mỗi nơi. 

    – Trong trường hợp hương không cháy hết thì cần tiến hành sám hối như sau: thắp hương lại 1 lần nữa, đọc chú đại bi 3 lần và đảm bảo hương đã cháy hết.

    Vậy là Gốm Sứ Bát Tràng News đã hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc về văn khấn an vị bát hương, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc thay bát hương mới mỗi dịp cuối năm về.

    Ngày đăng:  01:57:27 - 03/02/2020 32016 lượt xem

    Bài viết liên quan

    Tổng hợp mẫu bát hương Bát Tràng đẹp đầy đủ men lam men rạn

    Tổng hợp mẫu bát hương Bát Tràng đẹp đầy đủ men lam men rạn

    Bát hương Bát Tràng là một phần trong bộ đồ thờ cúng Bát Tràng mà gia đình hay cửa hàng, văn phòng công ty nào cũng ...

    Cách viết dị hiệu bát hương chính xác và cập nhật mới nhất

    Cách viết dị hiệu bát hương chính xác và cập nhật mới nhất

    Trong mỗi gia đình Việt Nam thì việc thờ cúng ông bà tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ ...

    Bài văn khấn lễ tạ 100 ngày bốc bát hương cập nhật mới nhất

    Bài văn khấn lễ tạ 100 ngày bốc bát hương cập nhật mới nhất

    Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn duy trì và phát huy phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên, đặc biệt là thờ cúng và ...

    Những loại quả không nên thắp hương ngày rằm và mùng 1

    Những loại quả không nên thắp hương ngày rằm và mùng 1

    Như bạn đã biết, việc mua hoa quả thắp hương ngày rằm, mùng 1 hay những ngày lễ Tết là một trong những vật phẩm ...

    Hướng dẫn cách bốc bát hương thổ công về nhà mới đúng chuẩn

    Hướng dẫn cách bốc bát hương thổ công về nhà mới đúng chuẩn

    Tục thờ cúng tổ tiên là một tục lệ được lưu truyền ở nước ta, trong khi đó, bát hương cũng là một trong những ...

    Đỉnh đồng đặt trước hay sau bát hương mới đúng phong thủy

    Đỉnh đồng đặt trước hay sau bát hương mới đúng phong thủy

    Người Việt Nam từ xưa đến nay vốn rất coi trọng phong tục thờ cúng tổ tiên. Chính vì thế mà bàn thờ gia tiên ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

    Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

    Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


    Bình luận bài viết