Cách bốc bát hương về nhà mới gồm những thủ tục gì
Tìm hiểu về tự bốc bát hương mới đúng cách
Một trong các việc quan trọng khi chuyển đến nhà mới là bốc bát hương hay thay bát hương. Nhưng phải biết cách bốc bát hương đúng cách để mang lại bình an, sức khỏe, may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.
Hướng dẫn tự bốc bát hương tại nhà
Cách bốc bát hương và thay bát nhang như thế nào
Cách bốc bát hương, bát nhang có rất nhiều trường hợp khác nhau tùy vào nhu cầu hoàn cảnh của mỗi người và mỗi gia đình. Có người chuyển về nhà mới thì sẽ áp dụng quy trình cách bốc bát hương về nhà mới. Có người muốn thay bát hương cũ thì sẽ áp dụng cách bốc bát hương mới. Và với nhu cầu thay bát hương thần tài thổ địa thì sẽ áp dụng quy trình cách bốc bát hương thần tài thổ địa. Sau đây, Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ hướng dẫn các bạn các quy trình bốc bát hương chi tiết và cụ thể nhất.
Cách bốc bát hương về nhà mới
Như đã nói ở trên, cách bốc bát hương về nhà mới rất quan trọng và là một trong các thủ tục không thể thiếu trong tục lệ thờ cúng tâm linh. Dù là thay mới bát hương hay bốc bát hương mới thì cũng cần phải làm cẩn thận và đúng cách, tránh các điều đại kỵ là tốt nhất. Làm tốt điều này sẽ giúp tâm trong lòng bình an, mọi sự êm ả đem lại sự may mắn trong cuộc sống cũng như công việc cho mọi thành viên trong đại gia đình. Cụ thể cách bốc bát hương về nhà mới gồm các bước sau:
Bước 1: Nếu bạn mốn bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên sẽ cần chuẩn bị 3 bát hương mới. Ba bát hương này sẽ là để thờ tổ tiên, thờ phật và thờ thổ địa, thần tài. Còn những trường hợp khác, bạn chỉ cần chuẩn bị một bát hương là đủ.
Bộ đồ thờ cúng men xanh lam cao cấp
Bước 2: Chuẩn bị tro trấu để làm cốt bát hương. Nếu không có tro trấu bạn có thể sử dụng cát trắng nhé. Tuy nhiên nên khuyến khích sử dụng tro trấu bởi sẽ giúp cho việc cắm nhang trở nên thuận tiện dễ đàng hơn, tránh trường hợp gãy chân nhang. Và nếu có điều kiện thì bạn nên chuẩn bị thêm một gói Thất Bảo cho cốt bát hương như: Thiết Vàng, Thiết Bạc, các loại đá quý như Thạch anh, Ngọc, Mã Lão và xà cừ, san hô đỏ. Ý nghĩa của bộ dụng cụ phụ này là để kích hoạt ngũ hành thêm tài lộc may mắn trong phong thủy.
Bộ đồ thờ men rạn nổi cao cấp
Bước 3: Sau khi đã chuẩn bị bát hương và cốt bát hương xong, ta tiến hành rửa sạch bát hương. Công việc này giúp rửa sạch bụi bẩn bám trên bát hương và theo quan niệm tâm linh thì bộ đồ thờ cúng khi tiếp xúc với nước sẽ trở nên mát mẻ, cũng như ông bà tổ tiên cũng sẽ được mát mẻ nơi cõi âm. Các bạn nhớ sau khi rửa sạch bát hương bằng nước, chúng ta nên rội qua bát hương bằng rượu để khử ta, và thổi bay các điều không may mắn.
Bát hương men rạn nổi
Bước 4: Chúng ta chuẩn bị bài văn khấn cho cẩn thận, tránh xuề xòa sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều điều không tốt trong cuộc sống sau này. Ví dụ như nêu ra lý do thay bát hương là gì. Tham khảo bài văn khấn lễ nhập trạch nhà chung cư.
Bát hương vàng kim
Bước 5: Chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch vào nhà mới. Đây là một trong các bước quan trọng nhất để thông báo đến toàn thể chư thần và các vị khuất mặt khuất mày biết được sự xuất hiện và định cư của gia đình vào nơi ở mới.
Bước 6: Sau khi cúng xong, chúng ta tiên hành thủ tục Bốc Bát Hương. Lúc này, dùng giấy vàng mã đang hóa, hơ ngọn lửa vào đầu rồng trên đôi Bát Hương, Dùng hai ngón tay cái che lại đôi mắt rồng, tránh cho lửa trực tiếp hơ vào mắt rồng. Đây xem như là một phương pháp khai quan cho Rồng, đuổi tà khí, âm hồn quấy phá ám vào Bát Hương. Sau khi hơ xong thì cho Gói Thất Bảo vào trong Bát Hương, sau đó cho tro rơm nếp đã bóp qua với một ít nước gừng pha với Rượu để tro rơm được thanh tịnh. Cuối cùng là tiến hành lấy vài chân nhang ở Bát Hương cũ chuyển sang Bát Hương mới bốc xong, Khấn Vái tạ ơn Thần Linh, Gia Tiên đã cho phép thay bát hương.
Bát hương men lam vẽ rồng
Bước cuối cùng: Sau khi làm xong các thủ tục nghi thức, chúng ta sẽ đặt Bát Hương lên bàn thờ và cầu khấn xin phép chư thần Phật được thờ cúng tại Gia và mời các cụ, gia tiên về nhà để thờ phụng nhang đèn. Gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính tổ tiên thần phật sau khi sếp xắp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng.
Cách bốc bát hương gia tiên
Cách bốc bát hương gia tiên hay còn gọi là thay bát hương cũ thường là những trường hợp gia đình muốn thay đổi bộ đồ thờ vì lý do cũ hoặc hư hỏng, muốn thay mới để bàn thờ thêm khang trang. Có người cho rằng Bát hương là vật bất di bất dịch và không cần thay mới nhưng đó là qua niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi thay bát hương cũng là một việc tốt thể hiện lòng thành kính của chon cháu với nơi thờ cúng tổ tiên trở nên trang trọng và sạch sẽ, uy nghiêm.
Bốc bát hương bàn thờ gia tiên như thế nào, quy trình bốc bát hương
Một lý do khác để thay bát hương đó là có thể khi bạn thay bàn thờ mới thì kích thước bộ đồ thờ cũ sẽ không còn vừa nên việc thay bát hương mới cũng là điều nên làm để tăng mỹ quan cho không gian nhà bạn.
Lưu ý khi bốc bát hương gia tiên chúng ta cần xử lý thật chuẩn, tránh mạo phạm đến tổ tiên và phúc đức để lại của tổ tiên cho con cháu. Cụ thể quy trình bốc bát hương gia tiên như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một mâm cúng chay để bốc bát hương. Mâm cúng chay bao gồm: mâm ngũ quả, Chè Xôi 12 chén, Rau, Đậu, Canh và 3 bát cơm. Mâm cơm chay nên chuẩn bị cẩn thận, tránh qua loa vì là đây là nghi lễ thể hiện lòng thành của con cháu xin phép tổ tiên và thần phật được phép thay mới bốc mới bát hương.
Bước 2: Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ rút chân nhang cùng với bộ cốt bát hương cũ cho vào túi để thả trôi sông là tốt nhất. Lưu ý nên thả những vùng nước sạch sẽ, mát mẻ. Tránh thả những vùng nước ôi nhiễm. Và có một cách nữa để xử lý bát hương cũ đó là bạn đập nhỏ bát hương ra thành từng mảnh nhỏ và đem trôn dưới vùng đất lành sạch sẽ vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa đúng cách theo lời mách bảo của các cao tăng phật giáo trên chùa khi xử lý thay bát hương cũ.
Bước 3: Lặp lại quy trình thay bát hương vào nhà mới như ở trên.
Ngoài ra còn có cách bốc bát hương thần tài thổ địa mới, cách bốc bát hương thờ thổ công và bốc bát hương bàn thờ phật.
» Xem thêm: Bốc bát hương vào tháng nào trong năm tốt nhất
Những lưu ý khi thay bốc bát hương mới
- Những đôi vợ chồng trẻ có nên tự bốc bát hương hay không. Câu trả lời là không nên. Việc bốc bát hương phải là người chủ trong gia đình và thường là ông bà 2 bên nếu còn đang sống.
- Tự mình bốc bát hương có được không. Tự bốc bát hương cũng được nếu bạn lắm chắc được các quy trình của việc bốc bát hương. Vì tự mình làm là tốt nhất bởi mọi sự cầu mong thành kính của mình sẽ được gửi gắm đến ông bà tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Nếu không bạn có thể nhờ thầy cúng, nên tìm hiểu những thầy cúng nổi tiếng vì đây là việc quan trọng về sự cầu mong bình an, sức khỏe và may mắn cho mọi người trong gia đình.
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi cao cấp
- Cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên thế nào. Bàn thờ gia tiên thường có 3 bát hương để thờ thần linh, bà cô, thờ gia tiên. Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên tuân theo quy tắc sau: bát hương Thần Linh Thổ Công ở chính giữa và to nhất, bên trái từ hướng nhìn lên ban thờ là bát hương Bà Cô – Ông Mãnh, còn lại là Bát Hương Gia Tiên. Đặt bát hương Thần Linh nên mục cao nhất và ở giũa trung tâm bàn thờ, cách tường phía sau 15 cm.
- Cách đặt bát hương trên bàn thờ Phật thế nào. Khác với bàn thờ gia tiên cần 3 bát hương thì trên bàn thờ Phật chỉ cần 1 bát hương là đủ. Bởi vì trên bàn thờ Phật các Phật tử chỉ thực hiện thờ cúng đức Phật, một đấn giác ngộ đã sớm dẫn dắt chúng sinh ra khỏi kiếp Trầm Luân.
- Ngày tốt để bốc bát hương là những ngày thuộc tháng cuối cùng trong năm. Cụ thể các bạn có thể tham khảo những ngày trong năm 2018 sau:
Thứ Sáu, ngày 9/2/2018 (tức 24/12/2017 Âm lịch)
Chủ Nhật, ngày 11/2/2018 (tức 26/12/2017 Âm lịch)
Thứ Hai, ngày 12/2/2018 (tức 27/12/2017 Âm lịch)
Thứ Năm, ngày 15/2/2018 (tức 30/12/2017 Âm lịch)
Bốc bát hương vào tháng nào trong năm
- Nếu không có việc gì bất khả kháng thì không nên di chuyển bát hương. Và khi lau chùi bát hương nên dùng rượu pha với gừng để nhằm đảm bảo không động chạm đến thần linh cũng như gia tiên. Nên khấn vái xin phép trước khi lau chùi bát hương.
- Khi rút chân nhang nên để lại 5 chân nhang. Còn lại đem đi hóa vàng thành tro hoặc thả trôi sông.
- Nên dùng tro để làm cốt bát hương vì đây là truyền thống lâu đời của ông cha ta và cũng để thuận lợi khi cắm nhang. Còn nếu không bạn cũng có thể sử dụng cát trắng tinh nhưng phải sàng lọc kỹ lưỡng loại bỏ tạp chất có thể có trong cát.
Trên đây là các cách bốc bát hương cùng những lưu ý trong quá trình tìm hiểu về bốc bát hương. Mong rằng các bạn có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích về thờ cúng tâm linh này. Mọi thông tin về giá cũng như các kiến thức về bát hương, Quý khách vui lòng gọi số Hotline 0944.834.923 để được tư vấn cụ thể hơn.
Bình luận bài viết