Cúng đầy tháng bé trai gồm những gì?

Cúng đầy tháng bé trai gồm những gì? Đây là một câu hỏi mà Gốm Sứ Bát Tràng News nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Chính vì thế, hôm nay chúng tôi quyết định dành ra một bài viết giải đáp thắc mắc cho các bố mẹ về vấn đề cúng đầy tháng cho bé trai. Thường thì cách cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái đều gần như giống nhau, tuy nhiên nếu để ý kỹ thì có khá nhiều điểm khác nhau. Nếu cha mẹ chuẩn bị một mâm cúng cho bé trai đầy đủ thì sẽ có thể giúp con bạn mạnh khỏe, may mắn trong cuộc sống sau này đấy. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Bát Tràng News để biết thêm thông tin về cách chuẩn bị cúng đầy tháng cho bé trai nhà bạn như thế nào mới đúng phong thủy nhé.

CÚNG ĐẦY THÁNG BÉ TRAI GỒM NHỮNG GÌ?

Nội Dung Chính Bài Viết

    Cúng đầy tháng có nguồn gốc từ đâu?

    Khi nói về nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng, chắc hẳn ở mỗi nơi sẽ có những câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều là những câu chuyện liên quan về các bà Mụ và Đức ông sẽ được truyền bá nhiều nhất, đồng thời cúng bà mụ và đức ông cũng là nghi lễ khẳng định sự hiện hữu của một thành viên mới mà Gốm Sứ Bát Tràng News được biết từ xưa đến nay.

    Câu chuyện thường được các bà mẹ truyền tai nhau về tục này được Gốm Sứ Bát Tràng News kể như sau, đó là: “Mỗi đứa trẻ đều do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng do tay các Bà Mụ nặn ra. Khi bé yêu tròn một tháng và khỏe mạnh, cha mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng cảm ơn Bà Mụ và Đức ông đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông” 

    Cúng đầy tháng cho bé trai ở đâu mới hợp lý?

    Nên cúng đầu tháng cho bé trai ở tại nhà nội hay nhà ngoại? Đây là câu hỏi được rất nhiều cặp vợ chồng thắc mắc, đặc biệt là vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Thực tế thì khi mang thai và sinh bé dù mẹ ở nhà ngoại hay nhà nội đều được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo, tận tình như nhau vì đó là những bước đầu đời vô cùng quan trọng của đứa trẻ. Chính vì thế nên việc tổ chức lễ cúng Mụ cho bé tại nhà ngoại hay nội đều được, miễn là phù hợp và thuận tiện cho sức khỏe của mẹ và bé.

    Cúng đầy tháng cho bé trai vào thời gian nào là hợp lý?

    Theo Gốm Sứ Bát Tràng News thì thông thường bé trai sẽ cúng đầy tháng trước 1 ngày so với ngày tròn 1 tháng tuổi. Tất nhiên chúng ta tính theo âm lịch nhé.

    Gốm Sứ Bát Tràng News cho bạn ví dụ cụ thể như sau: bé sinh ngày 20/4 âm lịch thì ba mẹ sẽ làm lễ cúng đầy tháng nhằm vào ngày 19/5.

    Gia chủ cũng lưu ý thời gian cúng sẽ là đầu buổi sáng hoặc buổi chiều tối thôi nhé.

    Mâm cúng đầy tháng bé trai gồm những gì để đầy đủ?

    Cúng đầy tháng cho bé trai là nghi lễ không thể thiếu mà lại vô cùng quan trọng, chúng ta không nên coi thường mà làm sơ sài quá. Vậy mâm cúng đầy tháng bé trai gồm những gì?

    Như Gốm Sứ Bát Tràng News đã nói ở trên, theo dân gian, bé trai do Đức Ông và 12 Bà Mụ nặn thành nên mâm cúng đầy tháng cho bé trai cần đầy đủ những lễ vật dưới đây:

    Đối với lễ vật cúng 12 bà Mụ

    • 12 ly nước
    • 12 đĩa xôi nhỏ
    • 12 chén chè nhỏ
    • 12 chén cháo nhỏ
    • 2 đĩa bánh hỏi
    • 12 đĩa thịt quay (khoảng 2kg)
    • 12 đĩa các loại bánh dành cho trẻ con
    • Hàng mã (giấy tiền)

    Đối với lễ vật cúng Đức Ông

    • Ba đĩa xôi lớn
    • Một tô chè lớn
    • Một tô cháo lớn
    • Một con gà luộc
    • Một miếng thịt quay
    • Một đĩa hoa quả
    • Trầu cau
    • Hàng mã (giấy tiền)

    Bên trên là các lễ vật đầy đủ cho một mâm cúng đầy tháng cho bé trai. Tuy nhiên bạn cũng cần có đủ hương, đèn, một bình hoa, một bình trà, rượu, nước, gạo, muối, muỗng và một đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu đũa) là tốt nhất nhé.

    Tùy theo từng vùng miền mà phong tục cúng đầy tháng có sự khác nhau đôi chút. Chúng ta cùng tham khảo sao cho có một mâm cúng hoàn hảo nhất nhé.

    Mâm cúng đầy tháng bé trai có gì khác biệt so với bé gái?

    Nếu quan sát kỹ ta sẽ dễ dàng thấy điều khác biệt ngay thôi. Đó chính là nằm ở 2 món chính, tuy đơn giản nhưng vẫn rất cần được lưu ý:

    • Xôi được chọn để cúng đầy tháng cho bé trai thường được bố mẹ chọn là loại xôi ba tầng, hình vuông, mỗi tầng màu xanh hoặc cam đỏ tùy theo ý muốn của gia đình mình.
    • Tiếp theo là loại chè được chọn để cúng đầy tháng bé trai thường là chè đậu trắng.

    Giờ thì các bố mẹ đã biết mâm cúng đầy tháng bé trai gồm những gì rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News đã đem lại cho cha mẹ những thông tin hữu ích nhất nhé.

    Ngày đăng:  02:06:03 - 11/01/2020 5107 lượt xem

    Bài viết liên quan

    Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

    Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

    Giá bộ đồ thờ cúng bàng sứ phụ thuộc vào loại sản phẩm và số lượng bạn mua. Mỗi bộ đồ thờ cúng lại bao ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của ...

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến ...

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé ...

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những ...

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

    Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

    Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


    Bình luận bài viết