Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Nhắc đến tháng 7 – tháng cô hồn nghe có vẻ sợ đúng không nào? Bởi lẽ đây là tháng ma quỷ hoạt động mạnh nhất trong những tháng trong năm, khi mà diễm vương sẽ mở cửa địa phủ cho người đã mất hay quỷ đói sẽ quay lại dương gian để dạo chơi đấy. Cũng có thể vì thế mà tháng 7 cô hồn được coi là tháng xui xẻo nhất trong năm. Những gia đình vào khoảng thời gian này sẽ thường làm lễ cúng hay còn được gọi là lễ cúng rằm tháng 7 với mục đích để quỷ đói không vào nhà quấy nhiễu. Vậy lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Hãy cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây của Gốm Sứ Bát Tràng News nhé!
Nội Dung Chính Bài Viết
Tìm hiểu về phong tục cúng rằm tháng 7 của người Việt Nam
Cúng cô hồn rằm tháng 7 là một nghi thức quan trọng của mọi gia đình Việt Nam. Có thờ có thiêng - có kiêng có lành, theo quan niệm, con người ta tồn tại được nhờ có hai phần đó là phần thân thể và phần hồn xác. Và khi con người ta lìa đời thì phần linh hồn con người sẽ rời khỏi thân xác.
Và các bạn biết không: Linh hồn đi đâu còn thuộc vào lúc sinh thời người đó sống như thế nào. Có hai hướng mà linh hồn sẽ đi:
- Nếu khi sống là người lương thiện, tốt tính và yêu thương mọi người thì linh hồn sẽ về với Phật hay còn gọi là lên thiên đàng.
- Còn nếu khi sống là người xấu, gieo dắt nhiều nghiệp chướng thì khi chết linh hồn sẽ bị đày xuống âm ti địa phủ, chịu cảnh đau đớn đày đọa của Diêm Vương.
Tuy nhiên, bạn có biết là nếu lúc sinh thời còn nhiều vướng bận, hoặc những người bị tước đi sinh mệnh một cách oan ức thì những linh hồn đó sẽ không thể siêu thoát. Những linh hồn này sẽ ở lại dương gian một cách vất vưởng, không nơi nương tựa, họ nương nhờ tại gốc cây cổ thụ, đền miếu nào đó. Cũng có những linh hồn bị hóa quỷ dữ và đi quấy nhiễu chúng sanh, gây phiền phức cho đời sống con người.
Tuy nhiên, tất cả các linh hồn đó luôn được Diêm vương cai quản. Chính vì thế mà vào tháng 7 bắt đầu từ mùng hai đến hết ngày 14, tại âm gian Diêm Vương cho lệnh mở quỷ môn quan, sau 12 giờ đêm ngày 14 cửa quỷ môn quan được đóng lại, ma quỷ sẽ trở về âm ti.
Gia chủ nên cúng rằm tháng 7 vào giờ nào mới đúng phong thủy?
Đây là một trong những câu hỏi mà Gốm Sứ Bát Tràng News nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Theo như dân gian, cúng cô hồn không nên cúng ban ngày vì mặt trời rất mạnh còn các cô hồn rất yếu. Chính vì thế, bạn nên cúng tầm chiều tối, tuy nhiên cần trước 12h đêm ngày 15 âm lịch mới đúng phong thủy bạn nhé.
Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Mâm cúng Phật gồm những món gì?
- Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò
- Gà chay
- Nem chay rán
- Giò lụa chay
- Đậu đũa luộc
- Canh nấm/ Canh rau củ chay
- Gỏi/ Nộm chay
Mâm cơm cúng gia tiên, thần linh rằm tháng 7 gồm những món gì?
- Gà luộc
- Xôi trắng
- Chả giò rế
- Giò lụa
- Miến gà
- Canh sườn bí đao
Sắm lễ cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7 gồm những lễ vật gì?
- Muối gạo
- Cháo trắng nấu loãng
- Hoa quả
- 12 cục đường thẻ
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
- Tiền vàng. Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Bao gồm tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã.
- Nước: 3 chun, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.....
Văn khấn rằm tháng 7 như nào mới đúng?
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.
Hôm nay là rằm tháng bảy năm Kỷ Sửu
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vì vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.
Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.
Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi “Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?”. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn nhé.
Bình luận bài viết