Văn khấn Bà Cô Ông Mãnh, cách thờ bà tổ cô như thế nào

Bạn đã biết gì về bài văn khấn bà Cô ông Mãnh đầy đủ nhất chưa? Thờ cúng bà Cô ông Mãnh sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình được bảo vệ và che chở. Bởi vì bà cô ông mãnh theo tâm linh là những người có sức mạnh quyền lực vô biên trong công cuộc trừ tà ma. Bà Cô ông Mãnh giúp loại bỏ những điều không may mắn, những điều có ảnh hưởng xấu đến họ tộc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc bài văn cúng khấn bà Cô ông Mãnh chi tiết nhất để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc thờ cúng bà Cô ông Mãnh nhé.

bài văn khấn bà Cô ông Mãnh

Nội Dung Chính Bài Viết

    Tìm hiểu qua về bà Cô ông Mãnh

    Bà cô ông mãnh là hai từ mà dân gian ta từ xưa đến nay sử dụng nó để ám chỉ cho những người chết trẻ và đặc biệt là chưa lập gia đình. Theo giới tâm linh, người ta cho rằng vì những người chết trẻ rất linh thiêng. Nếu bà Cô ông Mãnh cảm thấy “hợp” với bất kỳ một người thân nào đó trong gia đình thì bà Cô ông Mãnh sẽ phù hộ độ trì và giúp đỡ người đó rất nhiều. Nếu thờ cúng bà cô ông mãnh không đến nơi đến chốn hay thờ cúng bà Cô ông Mãnh qua loa thì chắc chắn sẽ bị quở phạt nặng nề.

    Bà Cô là ai?

    Bà cô hay thường được dân gian gọi là bà Tổ cô. Đây là một người phụ nữ chưa lấy chồng nhưng lại bị mất khi còn rất trẻ tuổi trong gia đình. Khi chết đi, Bà Cô nhận trách nhiệm, nhiệm vụ trông nom và theo dõi các việc của họ hàng mình. Nếu bà Cô hợp với ai thì sẽ che chở đặc biệt cho người ấy.

    Tuy nhiên, không phải bất kỳ người con gái trẻ nào chưa lấy chồng, khi mất đi cũng sẽ thành bà Cô của dòng họ đâu. Những người trở thành bà Cô thường là những người có sự quyến luyến gia đình, chưa muốn rời đi nên sau khi chết rất thiêng, bà Cô sẽ cố gắng ở lại giúp con cháu trong nhà.

    Ông mãnh – mãnh Tổ là ai?

    Ông mãnh hay thường được dân gian gọi là mãnh Tổ dòng họ. Ông Mãnh là người nam chết trẻ còn chưa lập gia đình. Thường ông Mãnh có độ tuổi từ 13 tuổi trở lên. Cũng có thể là người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi. Ông Mãnh khi chết sẽ chịu trách nhiệm quản lý dòng họ và giúp đỡ các vong linh trong gia tiên của mình.

    Nói tóm lại, bà cô và ông mãnh hiện diện trong tâm linh người Việt là hết sức linh thiêng. Chúng ta nên thờ cúng đến nơi đến chốn, thờ cúng bằng cả lòng thành của mình để bà Cô ông Mãnh theo dõi và thường xuyên phù hộ độ trì, đi theo phù trợ cho con cháu trên dương thế nhé.

    văn khấn bà Cô ông Mãnh

    Nên đặt bàn thờ bà cô ông mãnh ở đâu

    Có gia đình sẽ lập bàn thờ bà cô ông mãnh riêng để thờ cúng nhưng phải thấp hơn bàn thờ tổ tiên và thường đặt ở dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Nhưng thường chúng ta sẽ đặt cùng trên bàn thờ tổ tiên đối với ban thờ 3 bát hương, nhưng bát hương bà cô ông mãnh phải thấp hơn bát hương gia tiên.

    *Lưu ý quan trọng: nếu người làm lễ cúng ngang hàng với bà cô ông mãnh thì chỉ cần khấn vái không cần lễ các bạn nhé. Còn nếu là người bề dưới thì cần cả lễ và khấn chu đáo.

    *Ý nghĩa cúng bà cô ông mãnh: gia chủ mong muốn gia đình sẽ được phù hộ độ trì cả về sức khỏe lẫn tài lộc, công việc hanh thông, an bình.

    Đồ lễ cúng bà cô tổ và thờ bà tổ cô như thế nào

    Nếu bạn thờ chung bà cô tổ với bàn thờ gia tiên thì mọi nghi thức cúng sẽ làm chung với gia tiên. Còn trường hợp bạn có bàn thờ bà cô tổ riêng thì việc bài trí cũng đơn giản, sơ sài và sẽ bao gồm những vật phẩm sau dưới đây:

    • Bài vị
    • Bát nhang
    • Chén nước
    • Bình hoa
    • Đôi đèn
    • Đĩa chầu cau

    Cúng bà cô ông mãnh vào các ngày: sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên.

    cách thờ cúng bà tổ cô

     

    Bài văn cúng khấn bà Cô ông Mãnh chi tiết nhất mà gia chủ nên biết

    Sau đây Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc bài văn cúng khấn bà Cô ông Mãnh chi tiết nhất và đang được sử dụng nhiều nhất, mời các bạn theo dõi nhé:

    Con nam mô a di Đà Phật!

    Con nam mô a di Đà Phật!

    Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

    Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…

    Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày … tháng… năm… Con xin phép quan thần linh thổ địa số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố… cho phép con được bốc bát hương thờ cúng gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ chồng (xưng lên) tại gia. Cho con được thờ cúng (xưng tất cả tên người mất, ngày giỗ an táng ở đâu).

    Con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại bà tổ cô, bà cô ông mãnh họ (…), chứng tâm chứng lễ phù hộ cho gia đình con (xưng tên mọi người trong gia đình) được mạnh, được khỏe, làm ăn phát tài gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, chín tháng đông ba tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại (năm nay gia đình có ý định xin làm việc, thi cử, buôn bán gì thì xin từ đầu năm).

    Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoại và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho gia đình của con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.

    Con nam mô a di Đà Phật!

    Con nam mô a di Đà Phật!

    Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

    Vậy là bài văn khấn bà Cô ông Mãnh đã được Gốm Sứ Bát Tràng cung cấp chi tiết nhất. Bạn nhớ khi đọc bài văn cúng khấn bà Cô ông Mãnh bạn phải đọc lên thành tiếng, không được nói lí nhí trong miệng nhé. Hy vọng, bài viết về bài văn cúng khấn bà Cô ông Mãnh đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích khi thờ cúng Bà cô ông Mãnh nhé.

    Ngày đăng:  02:28:43 - 05/02/2020 6232 lượt xem

    Bài viết liên quan

    Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

    Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

    Giá bộ đồ thờ cúng bàng sứ phụ thuộc vào loại sản phẩm và số lượng bạn mua. Mỗi bộ đồ thờ cúng lại bao ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của ...

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến ...

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé ...

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những ...

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

    Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

    Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


    Bình luận bài viết