Văn khấn cô hồn ngoài trời mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch
Gốm Sứ Bát Tràng News nhận được rất nhiều những câu hỏi xoay quanh đến cô hồn, cách cúng cô hồn cũng như văn khấn cô hồn ngoài trời. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News dành riêng một bài viết cho bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng theo dõi nhé!
Xem nhanh
Cúng cô hồn vào ngày nào là đúng nhất?
Tháng 7 âm lịch hàng năm tại Việt Nam được coi là tháng của ma quỷ. Đặc biệt là ngày 15/7 còn được gọi là ngày “xá tội vong nhân”. Vào ngày này thì Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương gian. Chính vì thế mà các gia đình người Việt thường chọn ngày trong tháng để cúng cô hồn. Các gia chủ không nhất thiết phải cúng cô hồn đúng ngày rằm.
Lễ cúng cô hồn gồm những gì?
Tùy theo từng tập tục, tùy theo từng văn hóa mỗi nơi mà việc cúng lễ cô hồn cũng có những đôi chút khác biệt. Sau đây, Gốm Sứ Bát Tràng News cung cấp cho bạn những lễ vật cần thiết trong mâm cúng cô hồn:
- Hoa quả
- Tiền vàng mã
- Muối hạt sạch
- Nước
- Nấu bát canh khoai tây với xương
- Cơm và 1 quả trứng luộc
- Mía chặt thành khúc
- Khoai lang
- Hoa cúc
- Một ít gạo tẻ
- Hương thắp
- Trầu cau
- Bánh kẹo các loại
- Bỏng ngô, bỏng gạo
Văn khấn cúng cô hồn ngoài trời mà bạn nên biết
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng - che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
Những lưu ý khi cúng cô hồn ngoài trời
Cúng cô hồn ngoài trời là một trong những nghi lễ quan trọng, chính vì thế mà bạn phải trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất, không bao giờ là thừa. Để việc cúng bái diễn ra suôn sẻ hơn thì gia chủ nên lưu ý những điều sau đây:
- Gia chủ có thể cúng các cô hồn trong tháng 7 vào bất cứ ngày nào nếu muốn, tuy nhiên nếu gia đình cúng cô hồn vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt và càng thiêng
- Gia chủ nên hạn chế sát sinh các con vật vào ngày cô hồn nhé.
- Các thành viên trong gia đình cũng nên ăn chay để tránh điềm dữ trong tháng cô hồn
- Nếu có thể thì gia đình hãy cố gắng làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này để được thần linh chứng giám nhé.
- Nếu gia chủ biết tụng kinh thì càng tốt, bạn nên trì tụng mỗi ngày trong tháng cô hồn. Theo đó, bạn cũng nên ăn nói nhã nhặn vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác trong những ngày này nhé.
- Nếu có thể thì gia chủ nên tránh xa các cuộc xung đột, cãi vã. Tháng cô hồn cũng là khoảng thời gian bạn nên đi chùa nhiều để thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu thoát.
Hy vọng bài viết trên của Gốm Sứ Bát Tràng News đã giúp cho bạn đọc phần nào hiểu được những vấn đề xoay quanh việc cúng cô hồn, đặc biệt là văn khấn cô hồn ngoài trời. Nếu trang bị cho mình những kiến thức cúng bái này sẽ đặc biệt hữu ích lắm đấy nhé.
Bình luận bài viết