Văn khấn cúng Ông Công Ông Táo hằng ngày

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo 2020 như thế nào mới đúng?

Theo quan niệm từ xưa đến nay, ngày 23 Tháng Chạp hàng năm được coi là ngày ông Công ông Táo về trời. Đây là ngày mà các vị thần về trời để báo cáo Ngọc hoàng Thượng Đế những điều diễn ra ở gia đình gia chủ trong suốt một năm qua. Chính vì thế đây được coi là một trong những ngày quan trọng nhất trong năm, các gia đình thường cúng mâm cỗ và thả cá chép vàng như một phương thức để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Thế nhưng bên cạnh việc chuẩn bị một mâm cỗ được bày biện đầy đủ thì tới giờ hành lễ, gia chủ thường phải đọc văn khấn ông Công, ông Táo để tỏ lòng thành kính đối với bề trên. Vậy văn khấn cúng ông Công, ông Táo 2020 như thế nào mới đúng? Hãy tìm câu trả lời ở bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News nhé!

văn khấn cúng ông công ông táo 2020

Nội Dung Chính Bài Viết

    Tìm hiểu về ý nghĩa của phong tục cúng ông công ông táo từ xưa đến nay

    Việc thờ ông Công, ông Táo của mỗi gia đình đều mang ý nghĩa mong muốn có một cuộc sống luôn đầm ấm, hạnh phúc và mọi người luôn thương yêu, quý trọng lẫn nhau.

    Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo cưỡi cá lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là “Tết ông Công, ông Táo”. Chính ngay này cũng được coi là dịp để các gia đình tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm qua. Không những thế, đây cũng là lúc để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên mâm cơm cuối năm một cách đầm ấm và vui vẻ.

    văn khấn cúng ông công ông táo

    Một số hướng dẫn về cách cúng ông Công, ông Táo đúng chuẩn năm 2020

    Vị trí cúng:

    Nếu trong nhà có bàn thờ sẵn rồi thì gia chủ có thể cúng tại bàn thờ này luôn. Còn nếu nhà có bàn thờ táo quân thì gia chủ có thể cúng ở bàn thờ này luôn là hợp lý nhất.

    Thế nếu không có bất kỳ bàn thờ nào thì sao? Trong trường hợp này thì chủ nhà có thể lấy một cái bàn sạch, một cái mâm sạch để đồ cúng và cúng trong khu vực nhà bếp là được nhé.

    Thời gian cúng

    Gia chủ có thể cúng vào bất cứ thời gian nào trong ngày 23 âm cũng được. Nhưng giờ cúng tốt nhất là sau 6 giờ sáng. Tuy nhiên, đối với nhiều gia đình quá bận rộn thì có thể cúng vào tối ngày 22 âm.

    Chuẩn bị một số đồ lễ cơ bản

    • Bộ vàng mã
    • Sớ Ông Công Ông Táo
    • Ba con cá chép sống để Táo Quân cưỡi về trời.
    • Mâm lễ chay / mâm lễ mặn

    Cách cúng ông Công, ông Táo

    • Gia chủ thắp 3/5/7/9 nén hương, nhìn chung là thắp số lượng lẻ là được.
    • Sau đó thì gia chủ vái ba vái và khấn bài cúng.
    • Cuối cùng đợi hương tàn 2/3 thì xin phép hạ lễ hoá vàng.

    Văn khấn cúng ông Công, ông Táo 2020

    Hôm nay là ngày… tháng… năm.

    Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…

    Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

    Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

    Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

    Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

    Cẩn cáo (vái 4 vái)

    Văn khấn lễ ông Táo chầu trời

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

    Tín chủ chúng con là: ………………………….

    Hiện đang ngụ tại: ……………………………………..

    Nhân ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn thần, đốt nến tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

    Chúng con kính mời:

    Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án hưởng thụ lễ vật.

    Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.

    Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần, gia ân châm trước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

    Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

    văn khấn cúng ông công ông táo 2020

    Một số lưu ý khi cúng ông Công, ông Táo 2020

    • Trước khi cúng thì nên dọn dẹp nhà cửa thật gọn sạch.
    • Quần áo gia chủ mặc khi khấn phải tươm tất, gọn gàng.
    • Khi làm lễ nên mở cửa nhà rộng mở để có sự thông thoáng, thoát khí, đón điều lành, tiễn điều xấu.
    • Khi khấn, gia chủ nên khấn ra thành tiếng, tuy nhiên không to quá không lẩm nhẩm để tỏ lòng thành kính nhé.

    Vậy là Gốm Sứ Bát Tràng News đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về văn khấn cúng ông Công, ông Táo 2020 rồi đấy. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ biết thêm được những kiến thức cúng ông Công, ông Táo trong dịp Tết 2020 này nhé.

    Ngày đăng:  09:39:51 - 07/12/2019 5493 lượt xem

    Bài viết liên quan

    Mua tượng Thần tài Ông địa ở đâu đẹp giá rẻ

    Mua tượng Thần tài Ông địa ở đâu đẹp giá rẻ

    Những ai kinh doanh buôn bán đều nên thờ Thần Tài – Ông địa bởi hai vị thần này mang lại may mắn và tài lộc. ...

    Không thờ Ông Địa nữa phải làm sao cho đúng chuẩn?

    Không thờ Ông Địa nữa phải làm sao cho đúng chuẩn?

    Bàn thờ Ông Địa không còn quá xa lạ gì với nhiều người, nhất là những hộ gia đình đang và sẽ kinh doanh buôn ...

    Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang, nên hay không nên?

    Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang, nên hay không nên?

    Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang có được không? Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang là đúng hay sai? Một ...

    Cách lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa đúng chuẩn phong thủy

    Cách lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa đúng chuẩn phong thủy

    Không cần phải giới thiệu quá nhiều, bàn thờ thần tài vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Đặc biệt với ...

    Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì chuẩn mực nhất

    Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì chuẩn mực nhất

    Theo tục dân gian thì việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa là một việc làm quá quen thuộc đối với người dân Việt ...

    Thắp hương Thần tài hàng ngày mấy nén, nên thắp lúc nào?

    Thắp hương Thần tài hàng ngày mấy nén, nên thắp lúc nào?

    Trong bất kỳ gia đình nào, đặc biệt là những chương trình đang kinh doanh, buôn bán, … hầu hết mọi người đều ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

    Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

    Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


    Bình luận bài viết