Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì chuẩn mực nhất

Theo tục dân gian thì việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa là một việc làm quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Thờ cúng hai ông luôn mang tới tiền bạc, may mắn cho mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình làm ăn buôn bán. Chính vì thế, vào mỗi buổi sáng, họ thường thắp nhang cúng bái Thần Tài – Thổ Địa cho việc mua may bán đắt được diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, theo đúng câu nói của ông bà ta “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vậy liệu bạn đã biết các lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì chưa? Sau đây, Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ chia sẻ cho bạn về câu trả lời đó nhé!

lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì

Nội Dung Chính Bài Viết

    Ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa?

    Chúng ta thường thấy việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa diễn ra suốt 4 mùa, không loại trừ bất cứ ngày nào. Thần Tài Thổ Địa là các vị thần tượng trưng cho tài mang lộc và may mắn cho gia chủ. Chính vì thế, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu xin Thần Tài Thổ Địa phù hộ cho nhà mình được “thuận buồm xuôi gió”. 

    Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì?

    Theo phong tục truyền thống thì sau đây Gốm Sứ Bát Tràng News xin liệt kê cho bạn đọc những lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa thường bao gồm:

    • Mâm quả cúng Thần Tài: Trước khi cúng chuẩn bị đúng 5 loại hoa quả tươi, được rửa sạch sẽ.
    • Nến (đèn cầy).
    • Hương thắp (nhang).
    • Nước (3 cốc).
    • Rượu (3 cốc).
    • Gạo (phải là gạo tẻ).
    • Tiền vàng mã.
    • Muối hạt sạch.
    • Thuốc lá.
    • Bộ tam sên: gồm thịt heo luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm.
    • Hoa tươi
    • Tiền lẻ.
    • Bánh kẹo (1 đĩa).
    • Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu).
    • Xôi đậu xanh.

     cúng thần tài thổ địa gồm những gì

    » Xem thêm: Bàn thờ ông Thần Tài gồm những gì?

    Cúng Thần Tài Thổ Địa nên sắm lễ như thế nào là hợp lý?

    Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa vào mỗi ngày rất đơn giản, các bạn chỉ cần thay nước mỗi ngày, hoa tươi thì có thể 1 tuần thay 1 lần là được rồi. Tuy nhiên, để không làm phật lòng hai vị thần thì gia chủ có thể thắp thêm kẹo bánh hoặc hoa quả, lau dọn bàn thờ sạch sẽ là được. Còn đối với những cửa hàng kinh doanh thì việc thực hiện đều đặn vào mỗi sáng mai khi bạn mở cửa hàng và thắp nhang cho Thần Tài Thổ Địa là điều cần thiết. 

    Thần Tài Thổ Địa rất thích những nơi sạch sẽ, chính vì vậy gia chủ nên lưu ý lau sạch sẽ bàn thờ hàng ngày. Ngoài ra việc tắm cho Thần Tài để cho mát mẻ và tăng thêm linh thiêng cũng là điều cần thiết. Hai việc này sẽ giúp bạn may mắn hơn, gặp thời làm ăn, thịnh vượng phát tài trong cuộc sống.

    lễ vật cúng thần tài thổ địa

    Cách bài trí bàn thờ Thần Tài Thổ Địa để hút lộc vào nhà

    Lựa chọn và sắm đầy đủ các lễ vật trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa vẫn chưa phải là bước cuối cùng. Để mang lại Cát khí, sự linh ứng trong quá trình thờ phụng thì các gia chủ còn phải biết cách bài trí bàn thờ nữa đấy.

    Sau đây, Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ chỉ cho bạn đọc một số cách bày bàn thờ Thần Tài Thổ Địa hợp phong thủy nhé:

    “Nhất Vị Nhị Hướng” là điều mà gia chủ cần quan tâm, bởi lẽ việc lựa chọn vị trí đặt khám thờ tốt sẽ mang tới tài lộc và thờ cúng sẽ trở nên linh thiêng hơn. Gia chủ nên đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa theo hướng ra cửa chính, song song với cửa chính. Đây là các phương vị quý nhân, tài lộc. 

    mâm cúng thần tài thổ địa

    Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa được đặt tựa vào tường vững chắc, sạch sẽ tránh những vị trí động …

    Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa nên tránh đặt những nơi không sạch sẽ như: nhà vệ sinh, nhà tắm, … Hoặc không được đặt vào vị trí góc nhọn ở trong nhà vì như thế sẽ có nhiều sát khí ảnh hưởng tới bàn thờ Thần Tài Thổ Địa 

    Những lưu ý khi cúng Thần Tài Thổ Địa

    Thời gian đốt nhang cúng Thần Tài Thổ Địa nên là buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ. Trong quá trình đốt nhang bắt buộc phải thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa

    Tuyệt đối nên tránh các con vật chó mèo quậy phá làm bẩn thờ Thần Tài Thổ Địa.

    Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài Thổ Địa đều đặn vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch. Nên tắm Thần Tài Thổ Địa với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Lưu ý, khăn lau và tắm cho Thần tài không được dùng vào việc khác.

    Sau khi cúng xong, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài. Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rải ra ngoài.

     Trên đây là tất cả thông tin về các lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì đã được Gốm Sứ Bát Tràng News giải đáp. Hi vọng các bạn có được thông tin tốt nhất trong việc thờ cúng bàn thờ Thần tài để có nhiều tài lộc cho công việc, kinh doanh, buôn bán.

    Ngày đăng:  06:34:43 - 20/11/2019 4976 lượt xem

    Bài viết liên quan

    Văn khấn cúng Ông Công Ông Táo hằng ngày 2020 và lưu ý quan trọng

    Văn khấn cúng Ông Công Ông Táo hằng ngày 2020 và lưu ý quan trọng

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, ngày 23 Tháng Chạp hàng năm được coi là ngày ông Công ông Táo về trời. Đây là ngày ...

    Mua tượng Thần tài Ông địa ở đâu đẹp giá rẻ

    Mua tượng Thần tài Ông địa ở đâu đẹp giá rẻ

    Những ai kinh doanh buôn bán đều nên thờ Thần Tài – Ông địa bởi hai vị thần này mang lại may mắn và tài lộc. ...

    Không thờ Ông Địa nữa phải làm sao cho đúng chuẩn?

    Không thờ Ông Địa nữa phải làm sao cho đúng chuẩn?

    Bàn thờ Ông Địa không còn quá xa lạ gì với nhiều người, nhất là những hộ gia đình đang và sẽ kinh doanh buôn ...

    Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang, nên hay không nên?

    Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang, nên hay không nên?

    Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang có được không? Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang là đúng hay sai? Một ...

    Cách lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa đúng chuẩn phong thủy

    Cách lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa đúng chuẩn phong thủy

    Không cần phải giới thiệu quá nhiều, bàn thờ thần tài vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Đặc biệt với ...

    Thắp hương Thần tài hàng ngày mấy nén, nên thắp lúc nào?

    Thắp hương Thần tài hàng ngày mấy nén, nên thắp lúc nào?

    Trong bất kỳ gia đình nào, đặc biệt là những chương trình đang kinh doanh, buôn bán, … hầu hết mọi người đều ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

    Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

    Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


    Bình luận bài viết