Bài văn khấn thổ công ngày rằm và mùng một hàng tháng chính xác nhất

Cúng Thổ công vào ngày rằm hàng tháng là một trong những tục lệ có nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam, đây được cho là một trong những tín ngưỡng thờ cúng mà được người dân rất coi trọng hàng tháng. Chính vào ngày này, các gia đình sẽ sắp xếp công việc để thắp hương để cúng khấn tổ tiên. Với một phần để tỏ lòng thành nhớ, nhớ ơn những người đã mất, phần còn lại là cầu nguyện thần tiên, thổ công sẽ phù hộ cho các thành viên trong gia đình có cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Vậy bạn đã biết văn khấn thổ công ngày rằm, mùng một như thế nào mới đúng chuẩn chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News nhé!

VĂN KHẤN THỔ CÔNG NGÀY RẰM

Nội Dung Chính Bài Viết

    Ý nghĩa tục lệ cúng Thổ công ngày rằm, mùng một

    Ngày rằm còn được gọi với tên gọi khác là ngày Vọng. Với ý nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

    Người Việt chính vì thế mà cho rằng ngày này là ngày sám hối, con người ta trở về sự trong sạch vốn có từ khi mình sinh ra. Cũng chính nhờ sự thông suốt của mặt trăng mặt trời, nên Thổ công sẽ thông thương với con người.

    Có lẽ vì thế mà lòng thành cầu nguyện của gia chủ, các Thổ công sẽ nghe được và phù hộ cho.

    Một số lễ vật nên sắm để cúng Thổ công ngày rằm, mùng 1

    Mỗi nơi có một nền văn hóa và đặc điểm tục lệ khác nhau, chính vì thế mà những lễ vật cần sắm đều có sự khác nhau, nhưng về cơ bản các lễ vật dù nhiều hay ít đều phải thể hiện lòng thành, kính cẩn tới những người đã khuất, cội nguồn của mình.

    Chính vì thế, các bạn không cần chuẩn bị quá cầu kỳ mà có thể sắm lễ vật theo tùy tâm và điều kiện tài chính của gia đình.

    Tuy nhiên, theo Gốm Sứ Bát Tràng News được biết thì thường cúng Thổ công ngày rằm, mùng một với các lễ vật chủ yếu sau đây: thẻ hương, hoa quả, bánh kẹo. Bạn cũng có thể cúng thêm lễ thì có thể sắm lễ chay hoặc mặn tùy theo tình hình tài chính và khả năng của gia đình.

    VĂN KHẤN THỔ CÔNG mồng một

    Bài văn khấn cúng thổ công ngày rằm và mùng 1 mà gia chủ nên biết

    (Các mẫu văn khấn nôm, bài cúng gia tiên mùng 1, ngày rằm hàng tháng)

    Nam mô a di Đà Phật! 3 lần

    Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

    Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    Con kính lạy ngài Đông Thần quân

    Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

    Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

    Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

    Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

    Tín chủ (chúng) con là:............................................

    Ngụ tại:....................................................................

    Hôm nay là ngày...... tháng...... năm...., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật! 3 lần

    VĂN KHẤN THỔ CÔNG NGÀY RẰM - lưu ý

    Lưu ý khi sắm đồ cúng ngày rằm hàng tháng

    Đồ cúng sau khi cúng xong thì gia chủ phải hạ xuống và sử dụng hết, không được phép để hỏng rồi vứt đi là rất mất lộc đấy nhé.

    Bạn cũng đừng quên là sẽ phải chờ cho đến khi hết hương mới có thể hạn lễ vật xuống nhé. Nếu bạn có mua hoa thờ thì hoa không nên để héo trên bàn thờ và trước khi bỏ qua thì nên cho vào túi nhi lông riêng biệt và bỏ vào thùng rác nhé.

    Hi vọng những chia sẻ của Gốm Sứ Bát Tràng News về ý nghĩa, sắm lễ và bài văn cúng thổ công ngày Rằm và mùng Một chuẩn nhất trong bài sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về phong tục tập quán của người Việt nhé. Chúng tôi hy vọng sau khi đọc bài viết này thì bạn có thể sắm lễ và thực hiện các nghi lễ đúng cách, đảm bảo sự thành kính vừa cầu mong sức khỏe, an lành và tài lộc đến nhà. 

    Ngày đăng:  03:10:59 - 03/01/2020 5637 lượt xem

    Bài viết liên quan

    Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

    Giá bộ đồ thờ Bát Tràng bằng gốm sứ đầy đủ bao nhiêu?

    Giá bộ đồ thờ cúng bàng sứ phụ thuộc vào loại sản phẩm và số lượng bạn mua. Mỗi bộ đồ thờ cúng lại bao ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của ...

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến ...

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé ...

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những ...

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

    Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

    Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


    Bình luận bài viết