Rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài vào ngày nào cuối năm?
Cứ đến những ngày cuối năm vào khoảng từ 23 đến 30 tháng Chạp theo lịch âm, mọi nhà lại thực hiện công việc rút chân nhang trên bàn thờ Thần Tài và bàn thờ gia tiên. Tuy công việc này lặp đi lặp lại hàng năm nhưng đối với những người mới chưa từng tỉa chân nhang thì sẽ gặp phải không ít khó khăn. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách rút chân nhang bàn thờ Thần tài đúng chuẩn, và chi tiết văn khấn xin rút chân nhang.
Nội Dung Chính Bài Viết
Tỉa chân nhang bàn thờ thần tài vào ngày nào?
Đây là việc nên làm hàng năm vào các dịp quan trọng như 23 tháng chạp trở đi, ngày vía Thần Tài, ngày rằm tháng 7 âm lịch. Công việc này càng thiết thực khi chân nhang trên bát hương có nhiều và trong khi rút chân nhang nên làm đúng thứ tự các thủ tục chuẩn theo phong thủy mà sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn thứ tự các bước làm rút chân nhang bàn thờ Thần Tài.
Cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài
Trong mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờ gia tiên, còn bàn thờ Thần Tài thường thấy nhiều hơn ở cửa hàng của người làm kinh doanh. Việc rút chân nhang là việc nên làm để dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, việc rút chân nhang không nên tùy tiện, mà nên làm theo đúng cách, có văn khấn cũng như thủ tục xin rút chân nhang một cách cẩn thận, tỉ mỉ để không làm ảnh hưởng đến sự thiêng liêng nơi thờ cúng cũng như văn hóa đời sống tâm linh của mỗi người trong gia đình.
Trước khi bạn rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài, chúng ta cần chuẩn bị rượu trắng pha với gừng giã nhỏ để phục vụ cho công việc vệ sinh bàn thờ. Không nên dùng nước lã để lau bàn thờ, nếu không có rượu trắng bạn có thể hoa nước đun sôi để nguội với gừng để sử dụng.
Rút chân hương bàn thờ thần tài cần lưu ý thực hiện như sau:
- Tỉa nhẹ từng chân nhang một thay vì cầm cả nắm chân nhàng bốc lên.
- Để lại số lẻ 3 hoặc 5 chân nhang cắm trên bát hương, không nên rút hết chân nhang.
- Mang những chân nhang đã được rút đem đi hóa vàng, hoặc có thể cắm ở gốc cây, hoặc trôn dưới đất trong vườn nhà.
- Vệ sinh bàn thờ Thần Tài bằng rượu gừng đã chuẩn bị ở trên bằng khăn lau sạch. Không nên dùng rẻ lau nhiều thứ để lau bàn thờ mà nên chuẩn bị rẻ riêng.
» Xem thêm: Mua tượng Thần Tài Ông Địa bằng sứ ở đâu?
Vệ Sinh Bàn Thờ Thần Tài
Như đã nói ở trên, chúng ta nên chuẩn bị một chiếc khăn lau bàn thờ riêng để lau chùi vệ sinh bàn thờ, tranh dùng với các loại rẻ lau khác.
Không nên lau chùi bàn thờ hằng ngày, mà đến các dịp quan trọng như ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, hay rằm tháng 7 âm lịch và 23 tháng Chạp trở đi.
Chọn Người Rút Chân Nhang
Trong gia đình, ai cũng có thể rút chân nhang được, tuy nhiên, bạn nên chọn người có tâm thành kính nhất, chỉn chu, làm việc cẩn thận thì việc rút tỉa chân nhang sẽ trở nên tốt hơn, suôn sẻ hơn.
Gia chủ nên là người rút chân nhang, nếu như gia chủ vắng mặt thì tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể làm được miễn sao người đó có tâm thành kính thờ cúng.
Lưu ý trước khi rút chân nhang cần mặc quần áo chỉnh chu, tắm rửa sạch sẽ rồi mới thực hiện.
Văn Khấn Xin Rút Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài
Nếu như bạn rút chân hương vào một ngày rằm trong tháng thì bạn cần kết hợp với việc cúng và làm các thủ tục sau đây để việc tỉa chân hương trở nên thuận lợi, không ảnh hưởng tới bề trên:
Thủ tục rút chân nhang cũng như thờ cúng nên làm cẩn thận như cần có văn khấn rút chân nhang để không ảnh hưởng đến bề trên.
Sau đây là bài khấn xin rút chân nhang bàn thờ Thần Tài:
Bài văn khấn rút chân nhang bàn thờ Thần Tài, gia tiên
Thay Tro Bát Hương Thần Tài
Đây cũng là một thủ tục cần thiết trong công việc rút chân nhang bát hương trên bàn thờ Thần Tài. Sau đây là một vài lưu ý trong phần việc này:
- Đối với mỗi lần thay chân nhang bát hương, chúng ta cũng nên thay tro bát hương và enen chọn tro rơm sạch hoặc cát sạch để thay thế tro cũ cho vào bát hương.
- Trong khi thay tro cũ chúng ta nên để lại một ít cho cũ ở lại bát hương. Một mẹo nhỏ để việc thay tro sạch sẽ, không phải vệ sinh nhiều đó là chuẩn bị 1 miếng vải hoặc 1 ít giấy báo để đựng tro.
- Trong khi đổ tro mới vào bát hương cũng như trong quá trình rút chân nhang bát hương, chúng ta nên để bát hương trên 1 tấm vải hoặc tờ báo để tàn chân hang cũng như tro không bị rơi vãi ra ngoài. Sau cùng đặt bát hương về vị trí cũ.
-Cắm lại chân nhang theo số lẻ vào bát hương, nên cắm cả cụm chân nhang, không cắm lẻ tẻ mỗi chỗ 1 chân nhang.
- Vệ sinh và lau chùi bàn thờ một cách thành kính rồi mới đặt bát hương lại vị trí.
- Khi thay cát, tro trong bát hương cần phải thành kính, hành động dứt khoát.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Bát Hương Bàn Thờ Thần Tài
- Đặt bát hương ở nơi sạch sẽ và thoáng.
- Cần khấn vãi, xin phép bề trên mỗi khi sắp xếp lại bàn thờ. Lưu ý không nên di chuyển bát hương trong quá trình vệ sinh.
- Khi lau cùi bát hương cần chuẩn bị khăn sạch và rượu gừng (hoặc nước sạch với gừng), 1 tay lau 1 tay giữ bát hương để không bị xê dịch, xoay chuyển.
- Nên sử dụng bát hương bằng sứ để chuẩn phong thủy (mệnh thổ), đặc biệt với bát hương bằng đồng không nên nhúng xuống nước rửa mà nên dùng khăn ẩm lau và lau lại bằng khăn khô để tránh hiện tượng mốc xanh.
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ hướng dẫn cách rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài đúng theo phong thủy, không làm ảnh hưởng tới bề trên và cuộc sống của gia đình. Mong rằng bài viết trên có thể giúp bạn biết cách thực hiện rút chân nhang như thế nào mới phù hợp và trả lời cho câu hỏi tỉa chân nhang vào ngày nào. Nếu bạn có điều thắc mắc hãy để lại bình luận ngay dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.
Bình luận bài viết