Cách ngâm rượu dâu tằm với đường phèn đơn giản thơm ngon

Dâu tằm có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người như bổ can thận, trù phong, dưỡng huyết, tiêu khát, khớp xương, lợi ngũ tạng, thông huyết khí. Rượu dâu tằm có vị thơm ngọt thanh và có nồng độ thấp nên cả nam và nữ đều có thể uống được. Ngày hôm nay, Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu dâu tằm với đường phèn đơn giản và hiệu quả làm được ngay tại nhà.

cách ngâm rượu dâu tằm với đường phèn

Cách làm rượu dâu tằm đơn giản ngay tại nhà

 

Nội Dung Chính Bài Viết

    Rượu dâu tằm có tác dụng gì

    Tác dụng của rượu dâu tằm rất tốt cho sức khỏe nếu bạn uống thường xuyên và với liều lượng vừa phải. Ngay sau đây là một vài tác dụng hữu ích của rượu dâu tằm:

    • Bổ can thận, trù phong, dưỡng huyết, tiêu khát, khớp xương, lợi ngũ tạng, thông huyết khí.
    • Giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, tăng cường sức khỏe.
    • Chữa các chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt.
    • Có thể làm cho mắt sáng hơn.
    • Giúp đỡ đau lưng, viêm khớp.
    • Da dẻ tươi sáng đẹp hơn.
    • Tăng cường sinh lý cho đàn ông.

    Và để có bình rượu dâu tằm thơm ngon đúng chuẩn thì chúng ta sẽ cần chuẩn bị những nguyên liệu tốt ngay sau đây nhé. 

    Chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu dâu tằm

    Đây là bước rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng của rượu dâu tằm ngâm đường phèn. Vì khi ngâm rượu dâu tằm ngoài nguyên liệu ra chúng ta cũng cần phải chú ý đến tỉ lệ ngâm rượu dâu tằm chuẩn để cho ra bình rượu ngon. Các nguyên liệu bao gồm: 

    Dâu tằm

    Chúng ta nên chọn những quả dâu chín vừa tới là tốt nhất, không nên chọn quả xanh quá và cũng không nên dùng những quả chín quá.

    Hiện nay, có khá nhiều dâu tằm không rõ nguôn gốc xuất sứ và có thể là loại dâu tằm ngâm thuốc bảo quản từ Trung Quốc. Nên tránh dùng loại dâu tằm này vì nó không tốt cho sức khỏe.

    Điểm nhận biết loại dâu tằm ngâm thuốc đó là cuống trái dâu tằm này thường vẫn còn xanh mơn mởn, vì vậy nên tránh loại dâu tằm này mà nên chọn quả dâu tằm có cuống ngả sang màu vàng. 

    Bình ngâm

    Nói về ngâm rượu chúng ta nên chọn loại chum sành ngâm rượu Bát Tràng là tốt nhất vì khả năng khử Andehit rất tốt từ thành chum sành. 

    Loại rượu

    Tốt nhất là rượu nếp, còn không bạn chọn rượu trắng có nồng độ từ 35 – 38 độ. Hoặc các bạn có thể lựa chọn rượu Kim Sơn nhé.

    Sau khi chọn nguyên liệu xong chúng ta tiến hành các bước cách làm dâu tằm ngâm với rượu dưới đây.

    cách làm rượu dâu tằm

    Nên ngâm dâu tằm với muối để khử vi khuẩn nhé các bạn

    Cách ngâm rượu dâu tằm với đường phèn

    Theo kinh nghiệm thực tế, chúng tôi sẽ chia sẻ các bạn tỉ lệ phù hợp để ngâm rượu dâu tằm đúng chuẩn và  thơm ngon. Cụ thể các bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

    – Dâu tằm: 1 kg.

    – Đường phèn giã nhuyễn: 500g (vì đường phèn thường kết thành tảng to, chúng ta nên đập nhỏ để ngấm vào dâu tằm đều hơn).

    Chum sành ngâm rượu hoặc bình ngâm thủy tinh (không nên dùng bình nhựa kém chất lượng).

    – Rượu: 1 lít.

    Cụ thể các bước ngâm rượu dâu tằm với đường phèn:

    Bước 1: Rửa sạch dâu tằm bằng nước sạch cho hết bụi bẩn, ngâm trong nước muối khoảng 15 phút. Tiếp theo, trần qua nước sôi để nguội để cho sạch vi khuẩn. Cuối cùng rồi cắt bỏ cuống và để ráo nước. Chú ý khi ngâm nên nhẹ tay, tránh làm nát dâu tằm và trước khi đổ đường phèn phải để dâu tằm ráo hết nước không sẽ làm hỏng dâu tằm trong quá trình ngâm.

    Bước 2: Chúng ta cho dâu tằm và đường phèn vào chum sành theo tỉ lệ 1kg dâu tằm với 500g đường phèn đã giã nhỏ. Nếu bạn ngâm số lượng nhiều thì nên đổ 1 lớp dâu tằm rồi 1 lớp đường phèn, để dâu tằm và đường phèn ngấm đều nhau hơn.

    Và sau khi ngâm khoảng 30 ngày, chúng ta nên lắc đều bình ngâm để dâu tằm ngấm đều với đường.

    » Xen thêm: Cách ngâm rượu trong chum sành chuẩn chỉ từ nhà sản xuất

    Bước 3: Sau khi được gần 1 tháng, lúc này bình dâu tằm ngâm với đường phèn đã thành mứt (hoặc nước siro có thể chắt nước này ra uống giải khát), chúng ta đổ trực tiếp rượu vào bình ngâm và đậy lắp kín khoảng thêm 1 tháng nữa cho đến khi rượu ngấm vào hết.

    Bước 4: Cuối cùng, chúng ta chuẩn bị 1 tấm vải thưa với tác dụng đổ rượu ra miếng vải này để loại bỏ bã dâu tằm khỏi rượu. Tạo cho rượu dâu tằm có hương vị thơm ngon và màu lại đẹp.

    cách ngâm rượu dâu tằm với đường

    Nên cho 1 lớp đường dầy lên trên cùng rồi mới đổ rượu để cho dâu tằm đỡ hỏng.

    Ngoài cách trên, nhiều người còn có 1 cách ngâm rượu dâu tằm khác đó là thêm phần siro dâu tằm. Về các bước và tỉ lệ cũng giống như cách trên nhưng thời gian ngâm sẽ lâu hơn, đổi lại sẽ cho hương vị thơm hơn.

    Và cũng có nhiều gia đình mua dâu tằm tươi rồi sấy khô sau đó ngâm rượu dâu tằm uống quanh năm. Nhưng với cách ngâm rượu dâu tằm khô thì thời gian ngâm sẽ lâu hơn 30 ngày so với dâu tằm tươi. 

    Cách bảo quản rượu dâu tằm ngâm đường

    Sau khi có được bình rượu dâu tằm thơm ngon, chúng ta cũng nên lưu ý về cách bảo quản để bình rượu dâu tằm không bị hỏng.

    Đó là nên tránh để bình rượu dâu tằm trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

    Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát.

    Nhiệt độ bảo quản lý tưởng: dưới 25 độ C.

    cach lam ruou dau tam

    Thành quả là bình rượu dâu tằm và lọ siro dâu tằm thơm ngon.

    Cách dùng rượu dâu tằm

    Vì rượu dâu tằm có nồng độ nhẹ và hương vị lại thơm rất cuốn hút nên dễ uống, và khi uống nhiều lại không tốt cho sức khỏe.

    Chính vì vậy chúng ta chỉ nên uống ngày 2 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ trong bữa ăn (có thể kèm đá lạnh).

    Không nên uống quá 100ml sẽ phản tác dụng. 

    Trên đây là hướng dẫn cách ngâm rượu dâu tằm với đường phèn cũng như tác dụng của rượu dâu tằm, cách dùng tốt cho sức khỏe và bảo quản. Hy vọng bài viết sẽ giúp quý khách tự ngâm được bình rượu dâu tằm thơm ngon tại nhà. Nếu có thắc mắc xin để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi ngay. Chúc các bạn thành công. 

    Ngày đăng:  04:39:42 - 25/03/2019 18410 lượt xem

    Sản phẩm tham khảo

    Bài viết liên quan

    Cách ngâm rượu cá ngựa với tác dụng bài thuốc quý hiếm

    Cách ngâm rượu cá ngựa với tác dụng bài thuốc quý hiếm

    Cá ngựa hay còn gọi là hải mã không còn quá xa lạ với đông y, đây được coi là một vị thuốc rất quý khi kết ...

    Cây cần sa ngâm rượu có tác dụng gì? Ảnh hưởng sức khỏe không?

    Cây cần sa ngâm rượu có tác dụng gì? Ảnh hưởng sức khỏe không?

    Cây cần sa ngâm rượu có tác dụng gì, cần sa ngâm rượu như thế nào? … là những câu hỏi thường gặp khi bất kỳ ...

    Cách ngâm rượu sâm đá với tác dụng tuyệt vời

    Cách ngâm rượu sâm đá với tác dụng tuyệt vời

    Ai đã đến thăm núi rừng Tây Bắc thì không thể không nhìn thấy sâm xuyên đá, một trong những tác dụng quý báu có ...

    Cách ngâm rượu nhục thung dung độc vị chuẩn chỉ nhất

    Cách ngâm rượu nhục thung dung độc vị chuẩn chỉ nhất

    Rượu thục thung dung – một trong những thức uống quý báu của các vị hoàng đế từ ngàn năm xưa. Vì sao đây lại ...

    Cách ngâm rượu hạt cau chữa đau răng, hôi miệng và viêm lợi hiệu quả

    Cách ngâm rượu hạt cau chữa đau răng, hôi miệng và viêm lợi hiệu quả

    Không phải ngẫu nhiên mà quả cau lại được xuất hiện trong các câu chuyện xa xưa của Việt Nam. Cũng không phải ...

    Cách ngâm rượu đẳng sâm tươi và khô đơn giản ngay tại nhà

    Cách ngâm rượu đẳng sâm tươi và khô đơn giản ngay tại nhà

    Cây đẳng sâm đã không còn quá xa lạ gì với người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với y học. Không những thế, ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

    Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

    Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


    Có 8 bình luận bài viết
    PPhạm Thị Kim Chi
    Bạn cho hỏi lần đầu mình ngâm rượu dâu do ko tham khảo nên đã cho luôn đường phèn và rượu cùng một lúc, như vậy có dùng được nữa không à
    Trả lời 11-03-2020
    TThùy LinhQuản trị viên
    Chào Kim Chi, không nên ngâm rượu và đường phèn cùng 1 lúc nhé. Ngâm rượu hoa quả nói chung thì chúng ta sẽ ngâm riêng hoa quả với đường phèn. Sau đó vớt bã riêng và nước siro riêng, lấy phần bã ngâm tiếp với rượu, còn siro thì có thể pha với nước để uống giải khát chị nhé. Thông tin đến chị
    Trả lời 12-03-2020
    KKim ngoc
    Hôm mình đi Đà Lạt có tới chùa thấy họ bán rượu dâu tằm ngâm sẵn r chỉ về bỏ đường vào là dùng thui vậy cho mình hỏi dùng nhanh quá có tác dụng k và mỗi lần uống mình chỉ lấy ly nhỏ múc một ít trực tiếp trong bình luôn dc k, cảm ơn
    Trả lời 14-12-2019
    TThùy LinhQuản trị viên
    Chào Ngọc, rượu dâu tằm ngâm 1 tháng là dùng được rồi chị ạ. Uống trực tiếp như rượu ngâm bình thường chị nhé. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ không quá 100ml. Rượu hoa quả nên có mùi thơm nên nữ cũng có thể uống được ạ.
    Trả lời 17-12-2019
    Đinh Tuấn
    Nếu ngâm 2 tháng rồi cần vớt ra loại bỏ vỏ đi k hay là khi nào uống mới với vỏ?
    Trả lời 30-08-2019
    TThùy LinhQuản trị viên
    Chào Tuấn, anh nên vớt bã dâu ra và bỏ đi nhé. Thông tin đến anh
    Trả lời 30-08-2019
    VVăn Tiến
    Tôi có bình rượu dâu tằm ngâm hơn 10năm rồi. Vì không nhớ đến nên không vắt bã đi. Vậy xin cho hỏi là chất lượng có dùng được không? Xin cảm ơn!
    Trả lời 30-08-2019
    TThùy LinhQuản trị viên
    Chào Tiến, ngâm càng lâu càng tốt bạn nhé
    Trả lời 30-08-2019