Cách ngâm rượu vải tươi, vải sấy khô thơm ngon xuất sắc
Vải là một trong những loại trái cây mà Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang các nước, điều đó đủ hiểu rằng quả vải thực sự được ưa chuộng trên thế giới. Được chế biến thành nhiều loại thực phẩm phục vụ nhu cầu trong cuộc sống, thế nhưng các bạn có biết rằng vải cũng có thể làm thành rượu chưa? Rượu vải với hương vị không thua kém gì những thương hiệu đắt tiền trên thế giới, liệu bạn đã được thưởng thức? Hãy theo dõi bài viết sau đây để thấy được những điểm cộng tuyệt vời của thức uống này với sức khỏe người dùng nhé, và điều đặc biệt, Gốm sứ Bát Tràng News sẽ cung cấp cho các bạn cách ngâm rượu vải tươi và sấy khô ngon hảo hạng.
Nội Dung Chính Bài Viết
Rượu vải có những tác dụng gì?
Đối với phụ nữ, rượu vải là thần dược đem lại sự tươi trẻ và một vóc dáng cân bằng mà các chị em hằng mong ước. Còn đối với các đấng mày râu, rượu vải là một thứ vũ khí giúp tăng cường sinh lực, tăng cường bản lĩnh phái mạnh.
Đối với người cao tuổi, rượu vải giúp làm lưu thông khí huyết, tỉnh táo tinh thần, tăng cường sự khỏe mạnh của xương cốt và đặc biệt chữa chứng mất ngủ rất hiệu nghiệm.
Những lợi ích to lớn kia có đủ thúc giục bạn bắt tay vào tìm hiểu cách ngâm rượu vải chưa?
Phải chuẩn bị những gì để được một bình rượu vải ngon
Chúng tôi khuyên bạn nên cẩn trọng trong bước này vì nguyên vật liệu là thứ quyết định chất lượng của bình rượu, chỉ đứng sau bàn tay khéo léo của người làm thôi đó. Tùy vào sở thích cá nhân mà có thể lựa chọn hai loại vải đó là vải tươi và vảy sấy khô. Hai loại vải này đều mang đến những hương vị khác nhau, một thứ mang lại cảm giác tươi mới thanh mát, một thứ đem lại cảm giác tinh túy hòa quyện. Nếu có thể, hãy làm cả hai loại để được thưởng thức tròn trịa những gì ngon nhất mà rượu vải mang lại nhé.
Đối với vải tươi: Nên chọn những quả vải vừa được hái xong, cuống lá vẫn còn xanh. Quả vải căng tròn, thịt nhiều và mùi thơm đúng vị. Tuyệt đối tránh những quả vải đã và đang bị sâu bệnh hoặc có khả năng bị sâu bệnh.
Đối với vải thiều sấy khô: Nếu được sấy khô đúng kiểu cách và an toàn vệ sinh thì hình dáng quả vãi sẽ hơi lõm vào trong, cùi có màu nâu. Khi bóc quả ăn thử thấy vị ngọt thanh thanh chứ không ngọt khé. Nên chú ý tránh những quả vải đã bị mốc hỏng để không làm giảm chất lượng của rượu.
Lựa chọn bình ngâm rượu: Do tỷ lệ vải và tỷ lệ rượu là 1:3, cho nên hãy chọn bình tùy có kích thước tùy theo nhu cầu của từng cá nhân nhé. Còn câu hỏi về dùng bình nhựa hay bình thủy tinh thì câu trả lời phù hợp nhất là bình thủy tinh trong suốt, đặc biệt nếu có điều kiện thì mua chum sành, chum sứ là tốt nhất.
Lựa chọn rượu ngâm: Rượu nếp với nồng độ từ 37 đến 40 độ là phù hợp nhất, vị rượu lúc này đậm đà nhưng cũng không quá gắt, phù hợp với đại đa số người dùng.
Muốn rượu vải ngon thì phải ngâm như thế nào? Có 2 cách ngâm rượu vải, cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây:
Cách ngâm rượu vải sấy khô - ngon đúng điệu
Nếu so sánh giữa vải tươi thì vải sấy khô thì vải sấy khô có hương vị đậm đà hơn so với ban đầu, đây cũng là một trong những món ăn vặt ưa thích của mọi nhà.
- Bước 1: Loại bỏ vỏ và hạt, bóc nhẹ nhàng phần thịt sao cho hình dáng còn nguyên, không bị nát nhiều để bình rượu nhìn thẩm mỹ hơn.
- Bước 2: Tráng một lớp nước nóng vào bình rượu, sau đó lau khô bình thật sạch.
- Bước 3: Cho vải vừa sơ chế vào bình, xếp ngăn nắp sở thích, sau đó đổ rượu nhẹ nhàng với tỷ lệ 3:1. Đây là tỷ lệ tham khảo phù hợp với tất cả mọi người, tuy nhiên tùy theo nhu cầu cá nhân mà có thể đổ thêm hoặc bỏ bớt rượu.
- Bước 4: Bịt kín bình rượu vừa ngâm, đảm bảo rượu không bị bay hơi và không có những vật thể lạ chui vào bình rượu, để nơi thoáng mát. Bình rượu vải sấy khô có thể thưởng thức sau 3 tháng, nhưng nếu muốn hương vị thật sự ngon thì hãy cố gắng chờ đợi sau 6 tháng nhé.
Cách ngâm rượu vải tươi - ngon khó cưỡng
Có một lưu ý nhỏ rằng chỉ nên sử dụng vải tươi nếu không mua được vải sấy khô nhé, vì rượu vải tươi chỉ sử dụng được trong một thời gian ngắn nhất định.
- Bước 1: Vải tươi sau khi được tuyển chọn thì rửa sạch, bóc bỏ vỏ và hạt sa cho cùi vải còn nguyên, tăng tính thẩm mỹ cho bình rượu.
- Bước 2: Rửa sạch bình ngâm rượu, tráng qua bình với một lớp rượu trắng.
- Bước 3: Khác với vải sấy khô, tỷ lệ của vải tươi với rượu chỉ là 1: 2, bởi vì vải tươi không cô đọng giống như vải sấy khô.
- Bước 4: Đậy nắp bình thật kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đối với rượu vải tươi thì có thể dùng ngay sau 3 tháng là đã thu được hương vị đậm đà nhất.
Đó là hai cách ngâm rượu vải ngon nhất hiện nay. Vậy là các bạn đã có thể dễ dàng tự tay làm cho mình và người thân thưởng thức vị ngọt ngào tươi ngon của trái vải hòa quyện cùng hơi men nồng ấm của rượu nếp rồi. Rượu vải ngâm không những giúp ích cho sức khỏe mà còn có thể gắn kết mọi người gần nhau hơn. Để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đặc biệt là phù hợp hơn theo thời tiết của Việt Nam, bạn có thể uống rượu vải tươi vào mùa hè, rượu vải khô về mùa đông nhé!
Có 2 bình luận bài viết