Cách tắm rửa cho ông Thần Tài đúng chuẩn theo phong thủy

Việc thờ cúng ông Thần Tài không còn quá xa lạ gì đối với mỗi gia đình Việt Nam, nhất là những hộ kinh doanh buôn bán. Ta có thể gặp bàn thờ ông Thần Tài ở bất cứ cửa hàng hay công ty nào, điều đó chứng tỏ sự phổ biến trong tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc ta. Thế nhưng, liệu rằng bạn đã biết cách thờ ông Thần Tài đúng cách, nhất là tắm rửa cho ông Thần Tài. Chúng ta nên tắm vào ngày nào, như thế nào hay nên tắm cho ông Thần tài bằng nước gì … Đây đều là những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất trong quá trình thờ cúng Thần Tài. Cùng xem những chia sẻ dưới đây của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu rõ nhất về cách tắm cho ông Thần Tài như thế nào là hợp lý nhé!

CÁCH TẮM CHO ÔNG THẦN TÀI

Nội Dung Chính Bài Viết

    Tại sao chúng ta phải tắm rửa cho ông Thần Tài

    Trong quá trình thờ cúng ông Thần Tài, bàn thờ có thể bị bám bụi nếu như gia chủ không lau chùi bàn thờ thường xuyên. Bởi lẽ vị trí đặt bàn thờ Thần Tài thường được đặt ở vị trí gần cửa sổ hoặc gần lối đi nên việc dính bụi bẩn là điều không thể tránh khỏi. Tắm cho ông Thần Tài không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn mà cái cốt chính là để không bị giảm đi linh khí, gia chủ cầu tài lộc sẽ được linh thiêng.

    Ngoài ra, theo dân gian thì ông Thần Tài luôn thích sạch sẽ và những nơi thoáng mát. Bởi vậy việc tắm cho ông Thần Tài cần được gia chủ quan tâm đặc biệt quan tâm và lưu ý đến. Cũng như để tránh việc mất đi tài lộc trong gia đình, cửa hàng kinh doanh của mình thì việc tắm rửa ông Thần Tài nên được tắm rửa thường xuyên.

    cách tắm cho ông thần tài 2

    Nên tắm cho ông Thần Tài vào ngày nào để thu hút tài lộc

    Câu trả lời chính xác nhất là bạn nên tắm rửa cho ông Thần Tài thường xuyên bởi lẽ bám bụi trên tượng Thần Tài không nên để quá lâu. Điều này đồng nghĩa với việc thể hiện sự trân trọng, thành kính, sự tôn sùng mà gia chủ dành cho Thần Tài của mình.

    Việc tắm rửa cho ông Thần Tài diễn ra thường xuyên nên chúng ta không nhất thiết phải chọn ngày. Tuy nhiên có thờ có thiêng, có kiêng có lành, gia chủ tốt nhất là tắm rửa cho ông Thần Tài vào ngày vía Thần Tài là hợp lý nhất. Tức là hàng năm có ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch là ngày vía Thần Tài. Ngoài ra, vào ngày rằm mồng một hàng tháng gia chủ cũng có thể chọn ngày này để tắm cho Thần Tài nhé. Bạn nên lau dọn bàn thờ Thần Tài thật sạch sẽ, thắp nén nhang khấn cáo với thần tài – thổ địa về hưởng hương hoa quả lễ vật, sẽ rất dễ đón linh khí đấy nhé.

    tắm rửa cho ông thần tài

    Nên tắm rửa cho ông Thần Tài bằng nước gì là tốt nhất?

    Đây cũng là câu hỏi có hầu hết các gia đình đang thờ ông Thần Tài. Gốm Sứ Bát Tràng News khuyên bạn trước khi tắm cho ông Thần Tài thì nên thắp nhang khấn cáo với các vị thần nhé. Đương nhiên các vị thần sẽ thích việc báo cáo về việc mình sắp làm rồi. Để lý giải cho việc dùng nước gì để tắm cho ông Thần Tài thì chỉ được dùng 2 loại nước sau:

    – Nước hoa bưởi

    – Nước gừng pha rượu

    Đây là hai loài nước đều mang hương thơm đặc trưng, ngoài ra hai loại nước này còn có khả năng tẩy uế, loại bỏ bụi bặm cho tượng nữa đấy. Khi tắm cho ông Thần Tài bằng 2 loại nước này thì sẽ dễ dàng lấy lại sự thanh khiết thuần túy cho bàn thờ Thần Tài. Từ đó giúp cho cửa hàng, công ty thuận lợi đường kinh doanh, đem lại sự may mắn cho gia chủ.

    cách lau dọn bàn thờ thần tài

    Gốm Sứ Bát Tràng News cũng đặc biệt lưu ý cho các gia chủ khi pha nước tắm rửa cho ông Thần Tài nhé:

    Chuẩn bị nước tắm: Gia chủ tiến hành đun sôi trắng, để đến khoảng 40 độ C là được, sau đó gia chủ cho hoa bưởi hoặc gừng pha rượu vào, cuối cùng là để nguội nhé.

    Gia chủ đặc biệt lưu ý, nên lấy nước sạch. Bạn không dùng nước ở ao, hồ, sông, suối … dễ gây mất đi sự trang nghiêm, tôn kính với các vị thần.

    Tiếp theo, về khăn dùng để tắm Thần Tài cũng phải là khăn sạch, dùng riêng để tắm cho Thần Tài. Một khi đã dùng khăn này rồi thì tuyệt đối không dùng chung với mục đích khác nhé.

    Không những thế, nước tắm Thần Tài cần được đựng trong thau chậu sạch. Gốm Sứ Bát Tràng News cũng khuyên rằng, tốt nhất nếu có thể gia chủ nên dùng riêng.

    tắm cho thần tài thổ địa

    Cách tắm rửa cho ông Thần Tài đúng phong thủy

    Tắm cho tượng Thần Tài không phải chuyện quá quá, gia chủ chỉ cần tiến hành theo các bước sau:

    • Bước 1: Trước khi tắm cho Thần Tài, gia chủ nên thắp nhang cúng khấn về việc mình định làm. Bạn cũng không cần quá cầu kỳ chỉ cần thật lòng trình bày về việc sắp làm là được nhé.
    • Bước 2: Mang tượng Thần Tài đến vị trí tắm rửa sạch sẽ, sau đó bạn tiến hành tắm cho ngài bằng chậu nước đã pha sẵn với công thức như trên nhé.
    • Bước 3: Bạn lấy khăn đã được chuẩn bị sẵn để lau rửa tượng, cẩn thận, kỹ càng và phải sạch sẽ.
    • Bước 4: Sau khi tắm xong thì bạn đem tượng đến nơi khô ráo, có ánh sáng thì càng tốt, sau đó để tượng khô tự nhiên là tốt nhất.

    cách vệ sinh bàn thờ thần tài

    Trong thời gian chờ đợi tượng Thần Tài khô thì gia chủ có thể tiến hành lau bàn thờ cũng cùng các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Thần tài.  Sau khi bàn thờ được sạch sẽ, quang đãng thì bạn có thể đặt tượng ông Thần Tài lên bàn thờ là hoàn thành rồi.

    Gốm Sứ Bát Tràng News cũng lưu ý cho bạn là nên đặt lại tượng vào đúng vị trí cũ.

    Trên đây là những chia sẻ của Gốm Sứ Bát Tràng News về cách tắm cho ông Thần Tài. Hy vọng với những chia sẻ trên gia chủ đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của riêng mình. 

    Ngày đăng:  01:52:16 - 25/10/2019 17658 lượt xem

    Bài viết liên quan

    Văn khấn cúng Ông Công Ông Táo hằng ngày 2020 và lưu ý quan trọng

    Văn khấn cúng Ông Công Ông Táo hằng ngày 2020 và lưu ý quan trọng

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, ngày 23 Tháng Chạp hàng năm được coi là ngày ông Công ông Táo về trời. Đây là ngày ...

    Mua tượng Thần tài Ông địa ở đâu đẹp giá rẻ

    Mua tượng Thần tài Ông địa ở đâu đẹp giá rẻ

    Những ai kinh doanh buôn bán đều nên thờ Thần Tài – Ông địa bởi hai vị thần này mang lại may mắn và tài lộc. ...

    Không thờ Ông Địa nữa phải làm sao cho đúng chuẩn?

    Không thờ Ông Địa nữa phải làm sao cho đúng chuẩn?

    Bàn thờ Ông Địa không còn quá xa lạ gì với nhiều người, nhất là những hộ gia đình đang và sẽ kinh doanh buôn ...

    Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang, nên hay không nên?

    Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang, nên hay không nên?

    Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang có được không? Đặt bàn thờ Thần Tài dưới cầu thang là đúng hay sai? Một ...

    Cách lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa đúng chuẩn phong thủy

    Cách lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa đúng chuẩn phong thủy

    Không cần phải giới thiệu quá nhiều, bàn thờ thần tài vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Đặc biệt với ...

    Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì chuẩn mực nhất

    Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì chuẩn mực nhất

    Theo tục dân gian thì việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa là một việc làm quá quen thuộc đối với người dân Việt ...

    Bà cô tổ là ai? Văn khấn bà cô tổ cập nhật mới nhất

    Bà tổ cô là ai? Văn khấn bà cô tổ thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây tại bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News, mời các bạn cùng theo dõi.

    Bài văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà cập nhật mới nhất

    Văn khấn cầu duyên tại Chùa Hà đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi có quá nhiều người đến Chùa Hà với mục đích mong muốn tìm được một nửa yêu thương của mình. Bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn hiểu được sơ qua về chùa Hà, cách chuẩn bị lễ cúng và đặc biệt là bài văn khấn đúng chuẩn nhé.

    Bài văn khấn Đền Phủ chính xác và đầy đủ nhất

    Gốm Sứ Bát Tràng News mách bạn bài văn khấn Đền Phủ đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn có dịp ghé thăm các đền phủ để cầu may mắn trong cuộc sống.

    Văn khấn đền Cô Chín đúng chuẩn

    Bạn có đang thắc mắc về Cô Chín, cách thờ cúng Cô Chín, văn khấn đền Cô Chín? Nếu như bạn là một trong những người tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến hình ảnh Cô Chín. Đây là một trong những Tứ phủ thánh cô nổi tiếng ở cõi tiên. Cô Chín được truyền tai nhau là người có tài phép và giáng ngự ở nhiều nơi khác nhau. Cô Chín còn là người có công với người dân, cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nước của người Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết sau của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu hơn về cách thờ cúng Cô Chín nhé!

    Tổng hợp bài văn khấn ngoài trời ngày rằm, mùng 1 và tết cuối năm

    Có rất nhiều bạn thắc mắc văn khấn ngoài trời và văn khấn trong nhà khác nhau như thế nào? Liệu có thể lấy văn khấn trong nhà để sử dụng khi có lễ cúng ngoài trời không? Câu trả lời là hai bài văn khấn này hoàn toàn khác nhau và không thể sử dụng chung một mục đích được. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc văn khấn ngoài trời đang được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

    Bài văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và tại nhà

    Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống nhưng lại vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ngày lễ có mục đích giúp cho con người ta có cái tâm, lòng thành hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tiết Thanh Minh tại Việt Nam thường rơi vào ngày đầu tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình thường tiến hành cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp mồ mả của người thân đã khuất. Trong đó có 2 điều không thể thiếu nhưng lại ít người có nhiều hiểu biết đói là: sắp mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên, đọc bài văn khấn Thanh Minh để có thể tưởng nhớ đến những người thân đã về miền cực lạc. Hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh Tiết Thanh Minh nhé.


    Bình luận bài viết