Cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài hàng ngày, ngày rằm và mùng 1
Thờ cúng Ông Địa Thần Tài không còn quá xa lạ đối với gia đình Việt, nhất là những hộ kinh doanh buôn bán. Việc thờ cúng Thần Tài – ông Địa hàng ngày, mùng 1, ngày rằm sẽ giúp gia chủ đón nhận được nhiều tiền tài, may mắn, đặc biệt là trong công việc kinh doanh, buôn bán của mình. Tuy phổ biến là vật, thế nhưng cách thờ cúng ông Địa Thần tài hàng ngày như thế nào là đúng nhất thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Gốm Sứ Bát Tràng News tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Nội Dung Chính Bài Viết
Thờ cúng Thần Tài – ông Địa có ý nghĩa gì?
Liệu các bạn có biết, mỗi vị Thần Tài – ông Địa tượng trưng cho 5 vị Thần khác nhau không?
Thần Tài gồm có: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài Và Hoàng Thần Tài. Ông Tài quen thuộc với hình ảnh trên tay cầm cục vàng thỏi, đội mũ mão. Với trang phục ăn vận trang nghiêm, chỉnh tề chính là hình tượng của thần Tài từ xưa đến nay. Thờ thần Tài không những bày tỏ sự biết ơn đối với các vị Thần tiên mà còn với mong muốn mang đến tài lộc, may mắn và thuận lợi trong việc làm ăn buôn bán của gia chủ.
Còn Ông Địa thì sao? Cũng giống như Thần Tài, ông Địa bao gồm có: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài quen thuộc đó là Ông Địa thường có khuôn mặt cười tươi với cái bụng phệ, người trắng nõn. Ông Địa thường để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo … đó là một hình ảnh quen thuộc thường thấy.
Theo dân gian, ông thần Tài, ông Địa vô cùng thân thiết mà lại rất gần gũi với dân chúng. Vì vậy khi có bất cứ điều gì lo lắng, bức xúc thì người ta luôn khấn xin 2 ông để mọi chuyện sẽ được hóa giải như ý tốt đẹp, êm đềm.
Cách thờ cúng ông Địa Thần Tài hàng ngày
Cúng Thần Tài Ông Địa vào ngày nào?
Thờ cúng Thần Tài Ông Địa có thể làm hằng ngày hoặc vào các ngày rằm, mùng 1 hay ngày vía thần tài mùng 10 tết âm lịch.
1. Chuẩn bị trước khi thờ cúng ông Địa Thần Tài hàng ngày
Cúng ông địa thần tài gồm những gì?
Cúng ông địa món gì, Ông Thần Tài thích ăn gì? Cúng Thần tài hàng ngày gia chủ không cần quá cầu kỳ trong khâu chuẩn bị, bạn chỉ cần đặt hộp bánh, đĩa hoa quả, chén nước, hoa tươi sẽ được coi là đủ lễ.
Thắp hương thần tài vào lúc nào?
Hàng ngày trong việc thờ cúng, gia chủ chỉ nên đốt nhang vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h hoặc chiều tối từ 6h – 7h tối thôi nhé. Không nhất thiết phải thắp hương cả ngày, mỗi ngày một lần là đủ.
Cần lưu ý về đốt nhang như sau: Mỗi lần đốt nhang, gia chủ chỉ nên đốt mỗi lần 5 cây nhang.
Trước khi thờ cúng, gia chủ nên thay nước trong lọ hoa, thay rượu cúng. Đặc biệt, việc lau bàn thờ hàng ngày là việc được diễn ra thường xuyên. Hơn thế nữa, việc tắm cho thần tài thổ địa cũng là việc cần thiết không kém, bạn nên tắm cho 2 vị Thần vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng. Việc tắm Thần Tài cũng cần có quy củ, bạn nên tắm bằng nước lá bưởi sẽ giúp Thần sạch sẽ, không bị dính bẩn do bụi bẩn.
2. Cách thờ cúng ông Địa ông Thần Tài vào ngày rằm, ngày vía Thần Tài
Các món ăn khi thắp hương gia chủ cũng nên lưu ý, theo Gốm Sứ Bát Tràng News, gia chủ có thể lựa chọn các món mặn như heo quay, gà, hoa quả, nước trắng…… Đặc biệt, theo người xưa truyền lại thì Thần tài rất thích ăn cua biển, tôm, chuối chín, còn ông Địa rất thích thuốc lá, cà phê, chuối xiêm đấy nhé, gia chủ cần lưu ý điều này. Thông thường, việc thờ cúng 2 vị Thần Tiên này thường là cúng chuối, cà phê, thuốc lá và nước trắng.
Theo dân gian thì 2 ông thần đều là những vị thần ưa sạch sẽ nên gia chủ cần giữ cho bàn thờ và không gian xung quanh bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của mình và việc cầu nguyện được linh ứng.
3. Mùng 10 Tết cúng gì trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Ngày mùng 10 Tết hàng năm, người ta thường cúng lễ mặn với cỗ tam sên bao gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc.
Ngoài ra, gia chủ có thể thêm 1 vài vật phẩm thờ cúng sau dưới sự gợi ý của Gốm Sứ Bát Tràng News sau đây nhé:
– Một lọ hoa cúc hoặc hoa đồng tiền
– Rượu, vàng giấy, vàng mã là vật không thể thiếu
– Một khay nước gồm 3 chén nước và 2 chén rượu, đa phần là rượu nếp
Vào ngày vía Thần tài, gia chủ cần tránh một số điều sau để không bị mất linh cầu nguyện:
– Tuy đồ cúng có đơn giản nhưng phải sạch sẽ và thành tâm nhất có thể
– Gia chủ kinh doanh nên lưu ý, việc thắp hương vào buổi sáng trước khi mở cửa hàng buôn bán vào khoảng 6h – 7h sáng sẽ giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn đấy nhé.
– Chén thờ cần được rửa sạch và khi rót rượu thì không nên rót quá đầy, tốt nhất nên cách miệng chén 1cm
– Trước ngày rằm, mồng một hoặc kể cả hàng ngày cũng cần lau dọn bàn thờ Thần tài cẩn thận, sạch sẽ. Bạn nên lau bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha nước và dùng khăn riêng, sạch sẽ nhé.
– Hoa thờ phải tươi
Văn khấn thần tài thổ địa ngày mùng 1 và ngày Rằm
Các bạn tham khảo mẫu văn khấn như sau:
Lưu ý: người khấn cúng phải ăn mặc lịch sự, sạch sẽ, cúng phải thành tâm.
Có nên tắm cho Thần Tài Ông Địa
Mọi người truyền tai nhau rằng, tắm cho Thần Tài thường xuyên sẽ giúp công việc làm ăn thuận lợi mát mẻ, xuôi chèo mát mái, gặp nhiều may mắn. Chính vì vậy nếu có điều kiện các bạn nên tắm cho ông Thần Tài vào các ngày mùng 1, ngày rằm và đặc biệt ngày vía thần tài mùng 10 tết âm lịch nhé.
Chuẩn bị nước tắm cho thần tài: Đa phần là nước hoa bưởi hoặc nếu không có thì dùng nước rượu gừng.
Cách thức tắm: Thắp nhang xin Thần Tài để tắm rửa, tắm bằng nước đã chuẩn bị sẵn, mang ra lau khô bằng khăn sạch. Xịt nước thơm lên tượng Thần Tài và để lên bàn thờ vào vị trí cũ. Xem chi tiết cách tắm cho ông Thần Tài ở đây.
Vậy là Gốm Sứ Bát Tràng News đã hướng dẫn bạn cách thờ cúng ông Địa Thần tài hàng ngày sao cho thu hút tài lộc rồi đấy. Hãy theo dõi Gốm Sứ Bát Tràng News khi bạn có bất kỳ thắc mắc gì về việc thờ cúng Thần Tài – ông Địa nhé.
Bình luận bài viết