Xem ngày tốt thỉnh Thần Tài Ông Địa để làm ăn may mắn 2019
Xem ngày tốt thỉnh thần tài ông địa là một việc hết sức quan trọng mà người làm kinh doanh luôn chú ý mỗi dịp đầu năm mới. Vậy chọn ngày thỉnh Ông Địa Thần Tài như thế nào để làm lễ cúng Thần Tài cho chu đáo? Hãy thao khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin nhé.
Nội Dung Chính Bài Viết
Ngày tốt thỉnh Thần Tài
Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, đây là ngày vô cùng quan trọng đối với người làm ăn kinh doan buôn bán. Bởi người ta quan niệm rằng cúng Thần Tài vào đúng ngày này sẽ được thần linh phù hộ cho việc kinh doanh làm ăn thuận lợi, may mắn, nhiều tài lộc.
Đặc biệt ngày Thần Tài năm 2019 sẽ vào đúng ngày Valentine đó là thứ 5, ngày 14, tháng 2, năm 2019 dương lịch. Ngày Thần Tài năm 2020 sẽ là thứ 2, ngày 3, tháng 2, năm 2020 dương lịch.
Ngày tốt thỉnh Thần Tài theo tuổi
Để thỉnh thần tài theo tuổi thì phải cần biết tuổi của gia chủ, nên các bạn có thể để lại bình luận ngay cuối bài viết, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết theo từng tuổi của gia chủ.
Giờ đẹp để thỉnh cúng Thần Tài
Các giờ Tốt vào ngày Thần Tài có các khung giờ đẹp: Tiểu Cát, Tốc hỷ và Đại An
Tiểu cát: thời gian từ 1h-3h, 13h-15h. Rất tốt lành, giờ này thường gặp nhiều may mắn. Buôn bán có lời. Phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp. Có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.
Đại An: thời gian từ 5h-7h, 17h-19h. Giờ này mọi việc đa phần đều tốt lành. Muốn cầu tài thì đi hướng Tây Nam – Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.
Tốc hỷ: thời gian từ 9h-11h, 21h-23h. Giờ này sẽ gặp nhiều điềm lành, niềm vui đến, nhưng nên lưu ý nên chọn buổi sáng thì tốt hơn, buổi chiều thì giảm đi mất 1 phần tốt. Nếu muốn cầu tài thì xuất hành hướng Nam mới có hi vọng. Đi việc gặp gỡ các lãnh đạo, quan chức cao cấp hay đối tác thì gặp nhiều may mắn, mọi việc êm xuôi, không cần lo lắng. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin về.
Tóm lại, theo như trên sẽ có rất nhiều thời gian đẹp để thờ cúng Thần Tài, gia chủ có thể lựa chọn khi nào nên cúng vía Thần Tài, tùy vào điều kiện thời gian mỗi gia đình mà có thể lựa chọn sao cho hợp lý nhất. Ngoài ngày vía Thần Tài ra chúng ta cũng hay cúng Thần Tài vào mùng 1 và rằm hàng tháng. Còn ngày tốt thỉnh Thần Tài, các bạn có thể nhờ các Sư làm lễ chọn cho ngày tốt, chi tiết xem cách thỉnh Thần Tài ngay phần dưới bài viết này.
Chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài
Để chuẩn bị cúng Thần Tài hoặc thỉnh Thần Tài về nhà chúng ta nên chuẩn bị mâm cúng Thần Tài. Bạn có thể chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay đều được. Nhưng để chu đáo nhất và có điều kiện thì nên chuẩn bị mâm cúng mặn là tốt nhất, cụ thể như sau:
- 1 lọ hoa: có thể lựa chọn lọ hoa bằng sứ, chọn hoa tươi có hương thơm, có nụ lộc, không được dùng hoa giả.
- 1 đĩa mâm ngũ quả: nên có trái dừa, không dùng đồ hoa quả bằng nhựa.
- 5 cây nhang: Có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, quan trọng là chọn giờ tốt để cúng lễ hoặc ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ dàng hơn.
- 1 hũ rượu: Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
- 2 đèn cầy: Sử dụng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn điện, đèn nhấp nháy vì tạo khí trường xấu, ảnh hưởng tới việc thờ cúng.
- 2 điếu thuốc hoặc 1 bao thuốc cũng được
- Gạo , muối hột: cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.
- 1 bộ giấy tiền vàng mã.
- Một bộ tam sên gồm : 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt , 1 con tôm ( hay cua ), tất cả đều luộc.
Đây là đồ vật cúng Thần Tài được chuẩn bị thịnh soạn vào ngày vía Thần Tài, đối với các ngày cúng Thần Tài vào hàng tháng khác trong năm các bạn có thể thay bộ tam sên bằng bánh ngọt hoặc các loại bánh chay cũng được, đó còn gọi là lễ cúng chay.
» Xem thêm: Cháy bát hương Thần Tài là điềm gì
Cách thỉnh Thần Tài
Sau khi đã lựa chọn được giờ đẹp và chuẩn bị đồ lễ cúng, chúng ta đã có thể làm lễ cúng Thần Tài. Nhưng chúng ta chỉ cúng khi gia chủ đã có tượng Thần Tài, còn nếu chưa có thì chúng ta nên chọn lựa ngày đẹp để thỉnh Thần về nhà, có vậy Thần mới phù hộ phát tài phát lộc cho gia chủ. Cụ thể cách thỉnh Thần Tài như sau:
Thỉnh ông địa thần tài ở chùa nào
Chùa nào cũng được, không quá quan trọng, miễn sao sư thầy nhận là được. Việc này cũng giống như chúng ta đi bốc bát hương tại chùa vậy, phải thật thành kính nhé. Nếu sư thầy gần nhà bạn không nhận thỉnh Thần Tài thì có thể thỉnh tại nhà theo các bước sau đây.
Nhưng chúng tôi vẫn khuyên bạn nên thỉnh ở chùa là tốt nhất vì chúng ta không chuyên nên có thể bỏ sót các bước dẫn tới điềm báo không may mắn trong tâm linh.
Nên mang Thần Tài vào chùa trước khi mang về nhà để thờ
Sau khi đã lựa chọn được mẫu tượng Thần Tài từ cửa hàng về, bạn nên bọc tượng trong một tấm vải hoặc giấy đỏ thật sạch sẽ. Sau đó mang lên chùa nhờ các Sư “Chú nguyện nhập Thần” và nhờ các sư lựa chọn ngày tốt để đem về nhà.
Rửa Thần Tài bằng nước lá bưởi
Sau khi đưa Thần Tài từ chùa về nhà, bạn dùng nước lá bưởi rửa Thần Tài và đặt lên bàn thờ. Lúc này mới mang các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.
Luôn cầu xin Thần Tài bằng lòng thành
Gia chủ nên cầu xin tài lộc bằng lòng thành của mình, không nên cầu xin Thần Tài xuề xòa qua loa, việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít là phụ thuộc vào Phúc Đức, lòng thành và số vận của gia chủ.
Quý khách có nhu cầu mua tượng Thần Tài xin liên hệ qua số Hotline 0944.834.923 để biết thêm về giá.
Lưu ý khi thờ cúng Thần Tài
- Đặt bàn thờ Thần Tài: đặt ở dưới đất ngay bên cạnh cửa ra vào hướng sang ngang vuông góc với cửa chính.
- Cấm kỵ cho tượng Thần Tài hoặc quà biếu, quà tặng khi đã thỉnh về. Có thể tặng hoặc biếu tượng Thần Tài khi chưa thỉnh về nhà hoặc gia chủ tự thỉnh tượng Thần Tài về nhà.
- Nên lựa chọn tượng Thần Tài có mặt sáng sủa, tượng không được bị sứt mẻ vỡ, nhìn tượng phải toát lên được vẻ phú quý.
- Trong ngày vía Thần Tài nên thắp 5 nén nhang vào các giờ từ 6 giờ - 7 giờ sáng và chiều.
- Trước khi thắp hương nên dọn dẹp bàn thờ Thần Tài sạch sẽ bằng nước pha rượu, không nên dùng nước lã nhé, thay nước trong lọ hoa và hũ rượu. Khăn dùng để lau bàn thờ không được dùng vào việc khác.
- Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
- Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
Văn khấn Thần Tài
Trong lễ cúng Thần Tài không thể thiếu văn khấn Thần Tài, các bạn có thể tham khảo văn khấn ngay sau đây:
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Trên đây là chi tiết về ngày tốt cúng Thần Tài, các chuẩn bị lễ cúng để thỉnh Thần Tài, các bạn có thể tham khảo như trên. Có làm vậy Thần Tài mới có linh khí nếu không cũng chỉ là một bức tượng bình thường.
Có 252 bình luận bài viết