Gốm sứ Bình Dương nổi tiếng với dòng gốm sứ xuất khẩu giá rẻ
Gốm sứ Bình Dương là một trong những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước với nhiều làng nghề gốm sứ tiêu biểu như làng gốm Tân Khánh, làng gốm Lái Thiêu, làng gốm Bà Lụa. Hầu hết các sản phẩm gốm sứ Bình Dương đều là giá rẻ và được làm thủ công bằng tay cùng với bộ óc sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân.
Gốm sứ Bình Dương giá rẻ chủ yếu sản xuất các mặt hàng gia dụng
Địa chỉ làng gốm sứ Bình Dương
Làng nghề thuộc thị xã Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Nằm cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 35km về phía Tây Bắc. Có 3 làng nghề làm gốm chính đó là Lái Thiêu, Tân Khánh (nay gọi là làng nghề gốm Tân Phước Khánh) và Bà Lụa (nay gọi là làng nghề gốm Chánh nghĩa). Đây là 3 làng nghề làm gốm vẫn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của vùng đất Nam Bộ.
So với các lò gốm sử dụng công nghệ trang thiết bị hiện đại thì tại làng gốm sứ Bình Dương vẫn có lò gốm sử dụng quy trình sản xuất thủ công để giữ gìn lại những giá trị văn hóa truyền thống cho các thế hệ sau biết tới.
Lịch sử phát triển làng gốm sứ Bình Dương
Theo như tài liệu “Thủ Dầu Một đất lành chim đậu” của Sở Văn hóa – Thông tin Bình Dương, Nhà xuất bản Văn nghệ thì nghề sản xuất gốm sứ đã xuất hiện ở Bình Dương vào những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Nhờ có nguồn đất sét cao lanh chất lượng cao, dễ khai thác và nguồn nhiên liệu củi đốt rất dồi dào đã hình thành nên làng nghề gốm sứ.
Hầu hết chủ của các lò gốm sứ Bình Dương đều là người Việt gốc Hoa. Bởi nguồn nguyên liệu tiềm năng dồi dào đã thu hụt được những người thợ gốm Trung Quốc phát triển làng nghề nơi đây. Và lịch sử cũng ghi nhận họ là những người tạo ra và hình thành lên gốm sứ Bình Dương cho đến ngày hôm nay.
Hiện nay có đến khoảng 83 mỏ nguyên liệu đất sét cho nghành gốm sứ Bình Dương với trữ lượng tập trung lớn tại các huyên Thuận An, Tân Uyên, và Thủ Dầu Một, là địa chỉ của 3 làng gốm nổi tiếng tại Bình Dưỡng ở trên. Trong đó làng gốm Lái Thiêu ở Thuận An, làng gốm Tân Khánh ở Tân Uyên và làng gốm Bà Lụa ở Thủ Dầu Một.
Gốm sứ Bình Dường có giai đoạn hoàng kim khi phát triển lên tới 300 lò gốm lớn nhỏ và cung cấp rất nhiều sản phẩm gốm sứ Bình Dương giá rẻ cho hầu hết các khu vực miền Nam.
Làng nghề gốm sứ Bình Dương có nhiều tiềm năng phát triển
Ngày nay, gốm sứ Bình Dương vẫn đang phát triển mạnh với nhiều hợp đồng xuất khẩu đi nước ngoài và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Tạo nên một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời tại Tân Phước Khánh.
Hầu hết các sản phẩm gốm sứ Bình Dương đều là giá rẻ với các loại sản phẩm vật dụng gia đình như ấm chén, bát đĩa, chậu cảnh, bình vại… Đặc biệt là các sản phẩm nơi đây vẫn được làm bằng tay và đun bằng lò củi truyền thống. Điều này thể hiện các sản phẩm đều được làm một cách khéo léo và tỉ mỉ, đòi hỏi người làm cần có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
Quy trình sản xuất của gốm sứ Bình Dương cũng khá phức tạp khi mỗi một chuyến lò sẽ phải nung trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày, sau đó mới được mang đi phơi khôi rồi mới được tráng men. Ngược lại với quy trình sản xuất thủ công truyền thống thì tại gốm sứ Bình Dương có một thương hiệu sản xuất theo quy trình hiện đại khi sử dụng máy móc và dây chuyển sản xuất. Đó là gốm sứ Minh Long. Nhưng thị trường của gốm sứ Minh Long hoàn toàn khác so với các làng nghề cổ truyền thống tại Bình Dương chuyên sản xuất gốm sứ giá rẻ, mà họ đánh vào khách hàng sử dụng gốm sứ cao cấp. Tuy gặp phải rất nhiều cạnh tranh từ các sản phẩm gốm sứ sản xuất theo công nghệ hiện đại nhưng các làng nghề truyền thống nơi đây vẫn đang cố gắng duy trì phát triển và gìn giữ cho con cháu thế hệ sau.
Giới thiệu về 3 làng gốm tiêu biểu của gốm sứ Bình Dương:
Làng gốm Lái Thiêu
Nói đến gốm Nam Bộ ở Bình Dương thì không thể không nói đến làng gốm Lái Thiêu, làng gốm nổi tiếng với các dòng sản phẩm gốm tinh tế, mộc mạc, chân phương. Từ những năm giữa thế kỉ 19, những dòng gốm Lái Thiêu đầu tiên của nhân dân Thuận An đã ra đời. Không giống những làng gốm khác, gốm Lái Thiêu đi sâu tập trung sản xuất gốm sứ gia dụng, vừa đẹp lại là sản phẩm ứng dụng. Gốm Lái Thiêu nhanh chóng chiếm thị trường miền Nam trong suốt hàng chục năm. Cũng vì chủ yếu sản xuất các sản phẩm thực dụng nên từ khâu tạo tác gốm Lái Thiếu đồng thời kết hợp nhu cầu tiện ích với hiệu quả mỹ thuật. Sự đa dạng về sản phẩm, phong phú về hình dáng bố cục, nội dung trang trí vừa đậm chất hội hoa, vừa mang tính giân dan đã tạo nên nét đặc thù của dòng gốm Lái Thiêu. Hoa văn trên gốm Lái Thiêu thường theo hình thức đồ án, đường nét thường to và thô những vẫn sinh động có hồn. Nội dung tranh vẽ thường lấy hoa lá làm chính, hình ảnh con vật quen thuộc làm lên thương hiệu gốm Lái Thiêu là con gà trống với đầy đủ sắc thái.
Từ khi ra đời đến nay, với 3 trường phái chính đó là trường phái Quảng Đông với các sản phẩm tráng men nhiều màu. Tiêu biểu là đồ trang trí, các loại chậu cảnh và đôn voi. Trường phái Triều Châu với các loại gốm gia dụng như bát đĩa, ấm chén, bình trà, bình rượu. Trường phái Phúc Kiến với đặc trưng men da lươn, men màu đen.
Những năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa đã khiến người làng gốm phải đi làm trong các nhà máy gốm sứ mọc lên ở đây. Gốm Lái Thiêu từ đó mai một đi nhiều. Dẫu vậy nhiều hộ gia đình vẫn giữ cho các lò gốm truyền thông của gia đình hoạt động dù những sản phẩm sản xuất chủ yếu là đồ thờ, chậu cảnh, bình… Gốm Lái Thiêu hình thành và tồn tại tới ngày nay đều dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương. Đầu tiên phải kể đến là nguyên liệu đất, đất sau khi lấy về được xử lý và nhào trộn mịn màng. Đất Lái Thiêu mang đến một nét khác biệt cho các sản phẩm gốm ở đây. Đó là nét thô mộc, chân chất với lớp men bóng mịn. Vì vậy dù hiện nay, hầu hết các lò gốm truyền thống đều đã chuyển sang làm sang khuôn thay vì xoay tay nhưng vẻ đẹp của các sản phẩm gốm Lái Thiêu vẫn không hề thay đổi.
Cái nắng nóng giòn dã quanh năm của Nam Bộ giúp sản phẩm khô một cách tự nhiên. Đây cũng là yếu tố bản địa tạo nên sự khác biệt của gốm Nam Bộ nói chung khi so với các dòng gốm khác ở phía Bắc nước ta. Phải mất đến 1 đến 2 ngày để phơi khô các sản phẩm này. Đến Lái Thiêu khung cảnh quen gặp nhất chính là các khoảng sân rộng phơi hàng loạt sản phẩm gốm vừa đúc. Điều đó cho thấy tuy sự phong phú về số lượng sản phẩm không còn như thời hoàng kim của gốm Lái Thiêu nhưng sức sống của nghề gốm với người dân Lái Thiêu vẫn rất bền bỉ.
Với những sản phẩm mang tính ứng dụng và giá thành rẻ như hiện nay thì sẽ khó gặp các sản phẩm gốm tinh xảo, cầu kỳ. Dù sự sang trọng cầu kỳ không phải là nét đặc trưng của gốm Lái Thiêu, gốm Lái Thiêu là dòng gốm bình dân với những sản phẩm gắn bó với đời sống thường nhật của người dân Nam Bộ.
Một trong những công đoạn quyết định vẻ đẹp và độ bền của gốm là khâu nung sản phẩm. Đây là lò nung đã có tuổi đời hơn 30 năm. Mỗi lò nung như vậy có thể nung vài trăm sản phẩm một lúc. Mỗi lần nung từ 3 đến 4 ngày thay vì nung trong các lò gas công nghiệp như hầu hết các nhà máy sản xuất gốm hiện nay, thì ở đây người Lái Thiêu vẫn miệt mài trụ lửa nung gốm. Muốn sản phẩm gốm đạt được độ nung hoàn hảo nhất thì người trụ lửa rất quan trọng. Lửa không được quá to và phải giữ được độ cháy đều nhất có thể. Người thợ cứ thể trụ lửa, canh lửa suốt 3 ngày đêm trong cái nóng hầm hập. Nếu so với các lò nung công nghiệp thì các sản phẩm từ lò nung thủ công như thế này, có thể không đạt được độ đồng đều và sự chuẩn xác về kỹ thuật như nung công nghiệp nhưng đây cũng chính là điều tạo nên vẻ đẹp riêng cho gốm nung thủ công. Một chút thiếu lửa hay quá lửa có thể tạo ra màu sắc khác nhau trên mỗi sản phẩm gốm. Vì thế các sản phẩm có thể được đúc khuôn nhưng sau khi nung lại tạo nên các lớp da không hoàn toàn như nhau. Chúng tôi gọi sự khác nhau đó là dấu ấn của lửa.
Tạo nên sự khác biệt của dòng gốm Lái Thiêu còn là từ cách vẽ trên men của những người thợ gốm. Hiện nay, người dân không còn vẽ theo cách này phổ biến như gốm Lái Thiêu xưa. Họ chỉ vẽ theo đơn đặt hàng hoặc vẽ vì nhớ. Những nét vẽ này được truyền từ đời này sang đời khác cho thế hệ sau. Với nhiều hình vẽ giản dị như khóm cây, con thuyền mặt nước, con gà, con chim, là những hình ảnh thân thuộc với cuộc sống người dân lao động. Nét vẽ rất tùy hứng, mộc mạc, chân phương, màu sắc tươi tắn và đơn giản. Người thợ gốm vẽ theo cảm hứng tức thời không tuân theo khuôn khổ định hình nào, dấu ấn dân gian thể hiện rõ qua nét vẽ và nội dung vẽ trên các sản phẩm gốm Lái Thiêu.
Vẽ trên men là cách vẽ không hề dễ dàng vì thế hiện nay không người còn thường xuyên thực hiện. Bởi ngày nay hầu hết các xưởng sản xuất đều in khắc hàng loạt theo mẫu hình vẽ có sẵn. Các sản phẩm như vậy y hệt nhau về màu sắc và hình họa. Còn với cách vẽ thủ công kia, mỗi sản phẩm có thể mang một sắc thái riêng. Và điều đặc biệt có thể nói là bí quyết của những người thợ gốm Lái Thiêu chính là khâu tạo màu sao cho sau khi nung lớp men và hình vẽ bóng nhoáng, tươi rói và chân thực về sắc màu.
Gốm Lái Thiêu chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa nguồn nguyên liệu địa phương và kỹ thuật truyền thống của người Hoa giao thoa với người Việt. Chính sự kết hợp đó đã tạo nên dòng gốm vừa bình dị, dân giã, vừa thanh thoát, độc đáo. Cho dù là cách làm thủ công hay có một phần được trợ giúp bởi máy móc thì những nét riêng của gốm Lái Thiêu cũng chưa hẳn đã mất đi.
Tuy gốm Lái Thiêu đến nay đã mang mai một nhiều nhưng sản phẩm hiện tại của lò gốm Lái Thiêu truyền thống vẫn còn có chỗ đứng nhất định với thị trường Nam Bộ nói riêng và xuất khẩu đi các nước bạn.
Làng gốm Tân Phước Khánh
Những nắm đất tưởng trừng như vô tri vô giác lại trở nên sinh động và tinh tế như nào. Tại Bình Dương có làng gốm Tân Phước Khánh tại thị xã Tân Uyên là nôi của nghề gốm sứ Bình Dương, xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ 19. Có rất nhiều sản phẩm ấm chén, bát đĩa, chậu hoa có màu sắc da lươn và hoa văn đặc trưng. Gốm Tân Phước Khánh đã tạo nên một thương hiệu riêng mình. Dù cũng sản xuất thủ công như các đồ gốm sứ ở Lái Thiêu và theo truyền thống cha truyền con nối, các sản phẩm đơn sơ mộc mạc vẫn lần lượt ra đời dù giá thành rất rẻ. Các sản phẩm gốm Tân Phước Khánh rất khó cạnh tranh với các sản phẩm gốm sứ trên thị trường bởi vẻ ngoài đơn giản và chưa có sự đầu tư kỹ lưỡng về chủng loại cũng như độ tinh xảo trên sản phẩm. Để giữ gìn và phát huy nghề làm gốm Tân Phước Khánh, các cơ quan chính quyền địa phương cần phải có các chính sách đầu tư về công nghệ cho người dân và mô hình du lịch thúc đẩy quảng bá các sản phẩm gốm.
Làng gốm Chánh Nghĩa
Làng gốm Chánh Nghĩa trước đây gọi là làng gốm Bà Lụa ra đời vào giữa thế kỷ 19 với tên gọi là lò Vương Lương hay lò Ông Tía, trước đây thuộc Phú Cường, Huyện Tân Bình, nay thuộc làng Phú Cường, tỉnh Thủ Dầu Một. Đây là một trong ba lò gốm đầu tiên xuất hiện tại đây. Lò được xây trên ngọn đồi thấp bên cạnh một con rạch rất thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm ra sông Sài Gòn. Ông Vương Lăng (Út Lăng – 92 tuổi ông mất năm 1998), khi còn sống ông có cho biết rằng ông nội của ông tên gọi Vương Lương từ Phước Kiến sang, đã xây dựng nên dãy lò gốm này từ những năm 1845, hiện nay dãy lò gốm này đã có những người khác đang sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, con rạch cạnh lò gốm đến nay vẫn còn. Tên con rạch ấy chính là tên gọi khác của lò gốm đầu tiên xuất hiện ở xứ này, đó là "Rạch Vàm ông Tía".
Đặc điểm nối bật của gốm Ông Tía đó là màu men, với lớp men trong hoặc trắng đục, vừa mới đem ra hỏi lò thì đã rạn, để lâu ngày vết rạn sẽ ngả sang màu hồng như các đồ gốm sứ cổ. Đây là một đặc điểm rất dễ nhận biết của dòng gốm Chánh Nghĩa này.
Gốm sứ Bình Dương tuy không chiếm thị phần lớn trong nước những cũng góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống và quảng bá thương hiệu gốm Việt ra các nước bạn bè năm châu trên thế giới. Với phân khúc gốm sứ Bình Dương giá rẻ, các làng gốm nơi đây vẫn tiếp thu và phát huy những tinh hoa của cha ông để lại qua hàng thế kỷ qua.
Bình luận bài viết