Quy trình làm gốm sứ Bát Tràng thủ công như thế nào
Quy trình làm gốm sứ Bát Tràng bao gồm rất nhiều công đoạn làm thủ công để tạo ra các sản phẩm tinh xảo, có hồn và cuốn hút rất nhiều người đam mê đồ gốm Việt. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Gốm Sứ Bát Tràng News để hiểu rõ hơn cách làm gốm sứ Bát Tràng nhé.
Các bước làm gốm Bát Tràng như thế nào
Quy trình làm gốm sứ
Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được sản xuất thủ công và trải qua rất nhiều công đoạn và quy trình khác nhau. Có tất cả 8 bước mà người thợ gốm cần phải tỉ mỉ, trau chuốt để tạo ra các sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt các bước trong quy trình làm gốm Bát Tràng ngay sau đây:
Lựa chọn nguyên liệu đất
Hầu hết các sản phẩm gốm sứ đều được làm từ đất sét và gốm sứ Bát Tràng cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, nguyên liệu để làm ra các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng phải là loại đất sét cao cấp mà mọi người hay gọi là đất sét trắng có đặc tính dẻo, hạt mịn và khó tan trong nước. Loại đất sét này sẽ cho ra xương đất rất đẹp, áp dụng để làm các sản phẩm tinh được đun trong lò khử.
Xử lý đất
Đây là công đoạn khá quan trọng bởi mục đích của nó là để loại bỏ hoàn toàn những tạp chất, kim loại còn trong đất. Đảm bảo các sản phẩm ra lò sẽ an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng do được làm từ các nguồn nguyên liệu sạch có chọn lọc.
Bể hồ đất tại xưởng gốm sứ Bát Tràng News
Sau khi đã chọn lọc kỹ lưỡng, không thể để nguyên đất như vậy để tạo hình sản phẩm mà theo quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng hiện nay, đất sẽ được cho vào những bể chứa để pha chế ra các loại hồ phù hợp với mục đích sản xuất ra sản phẩm khác nhau. Sau khi đã xử lý đất chuyển thành các loại hồ theo ý muốn người thợ sẽ đổ hồ vào khuôn thạch cao để tạo hình.
Tạo hình sản phẩm
Nếu như theo quy trình sản xuất thủ công bằng tay của cha ông ta ngày xưa thì cách tạo hình sản phẩm sẽ được làm trên bàn xoay và bằng đất sét thô chưa xử lý qua thành hồ. Với cách này, người thợ sẽ dùng tay để vuốt nặn tạo hình sản phẩm một cách tỉ mỉ nhưng sẽ rất tốn thời gian và không nhân bản ra nhiều sản phẩm được. Còn với quy trình tạo hình mới hiện nay, người thợ chỉ cần dùng hồ đã xử lý từ đất sét ở trên để đổ vào khuôn thạch cao đã tạo hình sẵn.
Khuôn thạch cao để tạo hình sản phẩm
Tiện hàng và sấy khô hàng
Sau một thời gian được tạo hình trong các khuôn thạch cao, người thợ sẽ mang các sản phẩm phơ gọt cắt bỏ hết các phần thừa bằng một chiếc dao bé sắc nhọn, bước này người ta gọi là tiện sản phẩm. Sau đó người thợ sẽ đưa sản phẩm thô này đi sấy khô để vẽ hoa văn.
Ở Bát Tràng, người ta thường tận dụng nhiệt độ cao lúc đun lò và sau khi đun lò để sấy khô các sản phẩm vừa tạo hình còn ẩm ướt bằng cách để xung quanh lò đốt. Việc sấy khô này để đảm bảo sản phẩm không bị nứt nẻ và có thể vẽ màu dễ dàng trên đó mà không bị phai màu. Nếu để bề mặt sản phẩm bị ẩm ướt khi vẽ, rất có thể khi đun lò sản phẩm sẽ ra màu không như ý muốn hoặc vỡ, rạn men.
Ngoài ra, chúng tôi còn có một lò sưởi riêng chuyên sấy hàng để phục vụ những đơn hàng hợp đồng sản xuất số lượng lớn, cần nhanh chóng hoàn thành nhiều sản phẩm.
Các sản phẩm phơ được sấy khô chờ vẽ hoa văn tại xưởng chúng tôi.
Trang trí các hoa văn
Sau bước sấy kho sản phẩm phơ, người thợ vẽ sẽ vẽ các họa tiết hoa văn trên bề mặt gốm sứ bằng bút lông một cách khéo léo. Tùy vào độ khó của sản phẩm mà thời gian vẽ có thể từ 1 đến 3 ngày mới hoàn thiện xong. Ngoài vẽ thủ công bằng tay, nhiều nghệ nhân còn dùng kỹ thuật đắp nổi hoặc cạo, khắc chìm, khắc nổi làm tăng tính thẩm mỹ và giá trị của sản phẩm nên rất nhiều.
Thợ vẽ họa tiết trên lọ lộc bình Bát Tràng News
Thợ vẽ bát hương
Làm men
Men gốm sứ là bí quyết của mỗi nhà và là một phần của thành công tạo nên sản phẩm. Có rất nhiều loại men quý, men độc quyền do các nghệ nhân nhiều năm nghiên cứu chế tạo ra, có giá trị rất tot lớn và không ai cũng có thể làm được. Sau đây là cách tạo men thủ công được thực hiện theo phương pháp ướt. Cách chế tạo men cụ thể như sau:
- Nghiền, lọc kĩ các nguyên liệu tạo men
- Sau đó trộn chung các nguyên liệu rồi khuấy tan trong nước
- Cuối cùng khi các nguyên liệu lắng xuống tiến hành bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy thu lấy các dị lửng ở giữa. Các dị lửng chính là lớp men được sử dụng phủ ngoài sản phẩm gốm sứ.
Tráng men
Sau khi làm men xong, người thợ có thể nhúng men, dội men tùy và phun men vào kích thước sản phẩm, loại sản phẩm. Nước men này sẽ bám vào bề ngoài của sản phẩm để có tác dụng bảo vệ các họa tiết hoa văn vẽ ở bước trên và tạo thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Trồng lò
Trồng lò tuy là công đoạn nghe có vẻ đơn giản những thực tế cần có sự tư duy tốt và khéo léo để làm sao sắp đặt được nhiều sản phẩm chuẩn bị nung mà chiếm diện tích ít nhất. Bên cạnh đó người trồng lò cũng cần có kinh nghiệm làm sao sản phẩm phải được kê chắc chắn, không bị đổ vỡ trong quá trình trước và sau khi đun lò. Một điểm quan trọng nữa đó là vị trí sắp xếp các sản phẩm ở giữa hay ở bên sườn lò cũng khá quan trọng. Tùy vào dòng sản phẩm mà cần lửa già, cần tiếp xúc với nhiệt nhiều hơn sẽ cho ra màu men khác nhau, vì vậy mà người trồng lò cần kinh nghiệm sắp xếp chúng sao cho hợp lý.
Kỹ thuật trồng lò
Đốt lò
Đốt lò là công đoạn đòi hỏi người thợ có nhiều năm kinh nghiệm, công đoạn này rất quan trọng vì nó quyết định đến hàng có đẹp hay không. Bởi vì trong khi đốt lò, người thợ sẽ phải tính toán nhiệt độ tăng giảm sao cho phù hợp với nguyên liệu đất, loại men.
Ở Bát Tràng hiện có các lò thông dụng như lò gas đốt cho hàng oxy, lò khử bằng điện và lò hấp decal bằng điện.
Cách đun lò giựa theo nguyên tắc tăng nhiệt độ dần đến khi đạt ngưỡng sẽ giảm nhiệt độ từ từ.
Lò gas cỡ lớn nhất tại xưởng chúng tôi.
Còn đây là lò điện hấp decal
» Xem thêm: Đồ sành sứ là gì? Điểm khác nhau giữa sành và sứ như thế nào
Thời gian đun lò trong bao lâu
Như cách sản xuất theo kiểu ngày xưa khi đốt bằng lò than hay lò củi, một chuyến lò có thể từ 7 đến 15 ngày. Nhưng ngày nay với sự áp dụng của máy móc và các thiết bị hiện đại, một chuyến lò có thể rút ngắn xuống còn 2 đến 3 ngày một chuyển. Nhiều dây chuyền hiện đại có khả năng đáp ứng 1 ngày 1 chuyến lò.
Đó là các sản phẩm có tính chất sản xuất đại chà với số lượng lớn, còn với những sản phẩm tinh xảo do chính bàn tay của nghệ nhân làm ra thì thời gian sản xuất sẽ lâu hơn rất nhiều. Vì hầu hết các quy trình đều được làm thủ công bằng tay được tạo ra từ cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, người nghệ nhân làm gốm như muốn thổi hồn vào mỗi sản phẩm. Ta có thể lấy ví dụ như bộ đồ thờ đắp nổi dát vàng của nghệ nhân Trần Độ hay những bộ ấm chén men lạ có họa tiết hoa văn bắt mắt của nghệ nhân Tô Thanh Sơn.
» Xem thêm: Kinh nghiệm đi du lịch làng gốm Bát Tràng Hà Nội với giá 0 đồng
Gốm sứ Bát Tràng News - Xưởng sản xuất gốm sứ Bát Tràng uy tín lâu năm
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đa dạng vễ mẫu mã, chủng loại và có vô vàn các sản phẩm đẹp, độc đáo, tinh xảo như: ấm chén, lọ lộc bình, tranh gốm sứ, bát đĩa, đồ thờ cúng….
Hiện nay, gốm sứ Bát Tràng News là xưởng sản xuất với gần 30 năm kinh nghiệm cùng quy mô xưởng rộng lớn lên tới 4000m2 và rất nhiều trang thiết bị hiện đại. Địa chỉ xưởng sản xuất chúng tôi tại xóm 5, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Chúng tôi luôn nhận sản xuất theo yêu cầu của quý khách với cam kết hàng đẹp, giá rẻ nhất thị trường.
Hình ảnh xưởng sản xuất gốm sứ Bát Tràng News
Dịch vụ in logo lên gốm sứ cũng được rất nhiều đơn vị đặt hàng qua xưởng chúng tôi bởi thời gian làm hàng nhanh, giá cạnh tranh nhất trên thị trường.
Chi tiết về đặt hàng hoặc thăm xưởng sản xuất, Quý khách xin liên hệ số Hotline 0944.834.923 để được tư vấn rõ hơn.
Bình luận bài viết