Lễ hội truyền thống làng Giang Cao, Bát Tràng
Lễ hội truyền thống làng Giang Cao, Bát Tràng là một lễ hội có từ lâu đời của người làng Giang Cao, xã Bát Tràng. Hội làng Bát Tràng có ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, tôn vinh và giữ gìn nghề gốm truyền thống của ông cha ta từ xưa đến nay.
Lễ hội truyền thống làng Giang Cao, hội làng Bát Tràng
Cũng như các lễ hội làng khác trên mọi miền tổ quốc, lễ hội truyền thống làng Giang Cao, Bát Tràng diễn ra vào rằm tháng 2 âm lịch và kéo dài từ 2 đến 3 ngày tùy vào ban tổ chức mà các năm sẽ khác nhau. Vào những ngày lễ hội, không khí đường phố ở làng Bát Tràng sẽ rất đông vui và nhộn nhịp bởi không chỉ có người dân đổ xô ra đường đón lễ hội mà còn có rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước cũng đến thăm quan.
Lễ tam sinh trong hội làng truyền thống Giang Cao Bát Tràng
Lễ dâng thành hoàng là một con trâu tơ béo, thui vàng, đặt cả con lên chiếc bàn lớn, kèm theo sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi. Sau khi lễ xong, phẩm vật được hạ xuống chia đều cho các họ cùng hưởng.
Lễ hội làng Giang Cao Bát Tràng chia ra làm 2 phần riêng biệt
Trong xuyên suốt hội làng, ban tổ chức sẽ chia ra làm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ được tổ chức trang trọng với những nghi lễ truyền thống như: Lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị từ miếu Bát Tràng ra đình Bát Tràng. Rước bài vị hay còn gọi là rước kiệu, có ý nghĩa dân làng cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người. Kiệu của làng được rước vào ngày khai mạc của lễ hội, điều đặc biệt là khi rước kiệu, kiệu sẽ quay chứ không đi theo một đường nhất định, theo các cụ cao tuổi trong làng cho biết: "Khi Thánh ngồi trên kiệu thì kiệu sẽ nặng còn khi Thánh bay thì kiệu nhẹ và quay".
Kiệu thường xoay tròn khi đoàn lễ rước kiệu di chuyển
Người dân và khách du lịch đứng kín 2 đường khi đoàn rước kiệu đi qua lễ hội
Rất nhiều người dân Giang Cao Bát Tràng tham gia lễ hội này
Đoàn thuyền rước nước trên sông cũng là một phần trong lễ hội truyền thống
Người cao tuổi sẽ được nhận nhiệm vụ thiêng liêng là múc nước
Kiệu được rước vào đình chùa là một trong những điểm đến quan trọng của lễ hội sau khi rước nước xong
Còn về phần hội như bao lễ hội khác trên miền tổ quốc, sẽ có rất nhiều trò chơi dân gian như: hội tiếng hót chim chào mào, trọi gà, tổ tôm, cờ tướng, cờ người, tiết mục bắn pháo hoa. Màn pháo hoa thường được tổ chức vào ngày thứ 2 của lễ hội và là tiết mục được người dân háo hức mong chờ nhất, đây là tiết mục mà mọi người đều vui nhưng sau tiết mục này thì hội làng sẽ kết thúc, mọi người lại về nhà tập trung làm việc cho một mùa mới.
Lễ hội truyền thống Giang Cao, Bát Tràng không chỉ là một lễ hội thường niên đơn thuần mà nó còn là dịp để mọi người dân nơi đây trưng bầy các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng tinh xảo, nét văn hóa riêng của làng gốm Bát Tràng. Qua đó mà các khách di lịch năm châu có thể hiểu biết thêm về một làng nghề truyền thống đặc sắc, nền văn hóa lâu đời, nơi mà ở đó có các khối óc không ngừng sáng tạo nghệ thuật.
» Xem thêm: Lễ nhập trạch nhà chung cư gồm những thủ tục thờ cúng nào
Nguồn: tổng hợp Battrangnews.com
Bình luận bài viết